Sữa đậu nành là sát thủ gây ung thư vú?

Sữa đậu nành là thực phẩm giàu protein đang được nhiều chị em phụ nữ ưa thích, tuy nhiên sữa đậu nành có thể gây ung thư vú?

Mới đây, giới truyền thông Trung Quốc đưa tin về một phụ nữ bị ung thư vú do sử dụng sữa đậu nành, bác sĩ Tôn Nhất Hồng, Chủ nhiệm khoa Xét nghiệm đặc biệt, Bệnh viện thành phố Ninh Ba, Trung Quốc, cảnh báo trên tờ Health rằng, uống sữa đậu nành tự xay tại nhà theo phương pháp thực dưỡng đang được đông đảo phụ nữ áp dụng, song tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ có hại.

Đậu nành rất giàu estrogen thực vật. Đối với phụ nữ có lượng estrogen thấp, uống sữa đậu nành với một lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể, nhưng ở chị em có lượng estrogen tương đối cao, nếu uống liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Sữa đậu nành là sát thủ gây ung thư vú? - 1

Sữa đậu nành có thể gây ung thư vú?

Bà Lý 45 tuổi, là bệnh nhân của bác sĩ Hồng. Người phụ nữ này rất quan tâm đến phương pháp thực dưỡng nên tự chế biến sữa đậu nành và uống liên tục trong gần 3 năm. Khi thấy trong người có nhiều biểu hiện lạ, bà đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, phát hiện bị ung thư vú. Kết quả đo estrogen của bà cao gấp mấy lần so với người bình thường.

Bác sĩ Hồng nhìn nhận, con người hiện đại rất chú trọng ăn uống dưỡng sinh, mọi người đều biết ăn thực vật nguyên sinh là một trong những phương pháp thực dưỡng hiệu quả. Đặc biệt sữa đậu nành có chứa nhiều chất estrogen, rất tốt cho dưỡng sinh và tăng hấp thụ tiêu hóa.

Trong những ngày đông giá lạnh, uống một ly sữa đậu nành nóng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái. Thế nhưng thứ nước uống ngon mát, bổ dưỡng này cũng như các thực phẩm khác, dùng nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm. Như Khổng Tử nói “Vật cực tất phản”, tức là bất cứ thứ gì lạm dụng cũng gây ra tác dụng ngược lại. 

Bác sĩ Hồng nhắc nhở chị em rằng, bệnh ung thư vú ngày càng tăng cao có liên quan mật thiết đến thói quen bồi bổ cơ thể một cách mù quáng. Với kinh nghiệm 30 năm hành nghề, khi thăm khám cho các bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ luôn hỏi kỹ về chế độ ăn uống của họ.

Ngoài sữa đậu nành, bác sĩ còn phát hiện 5 thực phẩm chức năng tưởng là "thần dược" như sữa ong chúa, gelatin, thiết bì phong đẩu, sâm Tây Dương, bột đạm đều không thích hợp cho tất cả phụ nữ. "Bồi bổ cơ thể không hợp lý sẽ đem đến nhiều phiền phức, thậm chí còn gây ra hậu quả nghiêm trọng", bác sĩ nói. 

Trong khi đó, Giáo sư Nguyễn Bá Đức - Phó Chủ tịch Hội Phòng chống ung thư Việt Nam – Nguyên Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết, thông tin trên không có cơ sở khoa học. Hiện nay, ung thư vú cũng giống như các ung thư khác còn chưa xác định nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia ung thư đều khuyến cáo 80% ung thư do yếu tố ngoại sinh, đó là môi trường, lối sống, ăn uống…

Tuổi càng cao thì nguy cơ ung thư vú càng tăng, cao nhất là ở tuổi 50-60. Nếu đã mắc ung thư vú một bên thì bên còn lại cũng có nguy cơ mắc cao. 

Một số vấn đề về sức khỏe sinh sản: Có con muộn hay không đẻ, dậy thì sớm (trước tuổi 12), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi), dùng thuốc tránh thai hoặc dùng nội tiết thay thế kéo dài ở tuổi mãn kinh... đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Phụ nữ có đột biến gen BRCA nên được tầm soát ung thư vú thường xuyên hơn. Phụ nữ từ 20 tuổi, nên tự khám vú hằng tháng. Từ 25 tuổi, nên khám vú 2-3 lần/năm do nhân viên y tế thực hiện và chụp nhũ ảnh 1năm/lần.

Nói về ung thư vú cũng như nguyên nhân gây ung thư vú, PGS Phạm Duy Hiển – Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương cho biết việc lạm dụng bia với ung thư vú cũng có mối liên quan.

Người ta nghĩ rượu chỉ liên quan đến ung thư gan, ung thư tụy. Một nghiên cứu cho thấy, trên 1.2 triệu phụ nữ trung niên ở Anh đã đưa ra kết luận ngày uống 2 đơn vị cồn (1 đơn vị tương đương với 10ml rượu mạnh hay 330 ml bia thì khả năng mắc ung thư vú tăng lên 8% so với phụ nữ mỗi ngày chỉ uống 1 đơn vị. Nếu uống hơn 2 đơn vị mỗi ngày, khả năng này tăng thêm 1,1 % nữa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thúy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN