Sự thực việc ăn trầu gây ung thư vòm họng

Sự kiện: Ung thư vòm họng

Ăn trầu là nét đẹp văn hóa của người Việt bao đời nay. Thông tin ăn trầu gây ung thư do đó không khỏi khiến người dân lo lắng.

Thông tin từ Đài Loan

Thông tin xuất phát từ một nghiên cứu tại Đài Loan – nơi có tỉ lệ người bị ung thư miệng nhiều hàng thứ 2, thứ 3 thế giới. Tại nước này, mỗi năm có khoảng 4.700 người mắc bệnh ung thư vòm họng, trong đó 80% bệnh nhân có thói quen ăn trầu cau.

Sự thực việc ăn trầu gây ung thư vòm họng - 1

 

Thông tin ăn trầu khiến nhiều người bị ung thư vòm họng của Đài Loan đang khiến nhiều người Việt Nam băn khoăn.

Theo đó, thông tin “ung thư vì ăn trầu” tràn lan trên các trang mạng khiến người dân hoàn toàn bất ngờ và lo lắng. Bạn Trà My (Hải Phòng) cho biết: “Ông bà nội – ngoại của mình đều ăn trầu mà vẫn sống lâu gần trăm tuổi. Không hiểu thông tin ăn trầu gây ung thư từ đâu ra nhưng mình nghĩ nó không có cơ sở. Mình thấy răng miệng của ông bà mình còn chắc khỏe hơn cả con cháu bây giờ”.

Tương tự, bác Nguyễn Văn Tình (Quảng Xương, Thanh Hóa) cũng thắc mắc lâu nay ăn trầu được cho là giúp bảo vệ răng, tại sao lại có chuyện ăn trầu gây ung thư? Bác cho rẳng ung thư giờ mới ngày càng nhiều người mắc, chứ thời ông bà ta ngày xưa hay ăn trầu nhưng không bị nhiều như bây giờ.

Trả lời vấn đề này, PGS, TS Trần Đáng (Nguyên Cục Trưởng Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ Y Tế) cho hay hoàn toàn chưa có công trình nghiên cứu cũng như khuyến cáo nào về việc ăn trầu gây bệnh. Ông khẳng định ăn trầu là một tập tục của người Việt hàng ngàn năm, không nên tin vào những thông tin thiếu kiểm chứng như vậy.

Về nghiên cứu trong phạm vi Đài Loan, ông Trần Đáng đặt vấn đề tại sao ung thư do ăn trầu không diễn biến ngay mà phải hàng chục năm sau mới phát hiện. Trong nghiên cứu có dẫn vài trường hợp phát hiện bị ung thư sau khi có thói quen ăn trầu 10-20 năm và chỉ đưa ra khẳng định bệnh nhân có tiền sử ăn trầu. Trong khi đó, trong khoảng thời gian như vậy còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến bệnh. Nghiên cứu cũng không khẳng định ăn trầu chính xác là nguyên nhân gây bệnh.

Ăn trầu giúp bảo vệ răng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) từ xa xưa, người Việt có thói quen ăn trầu để làm sạch, chắc răng, đồng thời phù hợp với truyền thống nhuộm răng đen. Ngày xưa, tập tục này rất phổ biến và được truyền lại cho tới ngày nay. Tuy nhiên người Việt hiện nay ít người ăn hơn trước.

Theo vị chuyên gia này, bản thân lá trầu có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng như tụ cầu, subtilit và trực khuẩn coli, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm. Chất chát của cau cũng có tác dụng làm cho chân răng co lại, ôm sát, giúp hàm chắc, không lung lay.

Do đó, đa phần người ăn trầu, răng không bị sâu và chắc hơn (dù không đánh răng như thời xưa). Ngoài ra, người ăn trầu thường nhai và nhả ra nước chứ không nuốt nên không ảnh hưởng đến dạ dày hay nội tạng bên trong.

Cẩn thận với vôi tôi

Mặc dù chưa chưa có cơ sở để khẳng định ăn trầu gây bệnh song PGS Trần Đáng khuyến cáo nên cẩn thận với thành phần vôi tôi có trong miếng trầu bởi đó có thể là nguy cơ dẫn đến các biến chứng về răng miệng, vòm họng. Tốt nhất nên dùng ít vôi khi ăn trầu.

Còn theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, bạn không nên ăn cau quá nhiều vì có thể làm bỏng niêm mạc miệng, ứa máu răng, môi nứt khô. Để đảm bảo sức khoẻ, không nên lạm dụng thói quen ăn trầu, có thể mỗi tuần dùng một vài miếng, không nên ăn kèm thuốc lào vì dễ gây nhiễm độc. Khi ăn trầu không nên nuốt mà nhổ bỏ toàn bộ nước, bã trầu, tốt nhất là súc miệng sạch sau khi ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đời sống & Pháp luật ([Tên nguồn])
Ung thư vòm họng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN