Sự thật về ung thư tuyến giáp ai cũng cần biết
Phần lớn người có khối u tuyến giáp sống hoàn toàn khỏe mạnh, không cần thiết phải chỉ định siêu âm quá mức.
Mới đây, chỉ trong vòng một tuần, khoa Ung bướu Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP.HCM) đã tiếp nhận ba bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nghi ngờ ung thư tuyến giáp sau khi khám sức khỏe tổng quát. Cả ba người sau khi siêu âm đều thấy khối u từ 4-6 mm.
Tuy nhiên, điều khiến cả ba người bất ngờ là họ đều còn trẻ, sức khỏe tốt, không có triệu chứng bất thường nào. Tại BV, sau khi được bác sĩ (BS) tư vấn, các bệnh nhân đều nhẹ nhõm và chấp nhận theo dõi, đánh giá khối u có thay đổi hay không sau mỗi sáu tháng đến một năm. Trong thời gian đó họ không cần không cần phải uống thuốc hay phẫu thuật gấp.
Theo BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu BV quận Thủ Đức, bướu tuyến giáp (dân gian hay gọi là bướu cổ) là bệnh lý rất thường gặp. Theo các nghiên cứu, 40%-60% người bình thường có bướu giáp, ung thư tuyến giáp chỉ xảy ra trên 5%-10% bướu giáp. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp không biết mình mắc bệnh, họ vẫn sống hoàn toàn khỏe mạnh.
BS Nguyễn Triệu Vũ trong một lần sinh hoạt với CLB bệnh nhân ung thư. Ảnh: H.LAN
Tuy vậy, điều khiến BS Vũ lo ngại là hiện nhiều BV, phòng khám đang tung ra các gói khám sức khỏe tổng quát cho người không triệu chứng, bao gồm siêu âm thường quy tuyến giáp mà không dựa trên chứng cứ khoa học. Cạnh đó, nhiều cơ sở y tế cũng tiến hành tầm soát ung thư tuyến giáp kèm nhiều thông tin “mạnh bạo” mà không nắm vững các bước tiếp theo khiến bệnh nhân hoang mang.
Cũng theo BS Vũ, phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp không hề tối ưu. Phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể kết hợp phóng xạ luôn tiềm ẩn rủi ro, biến chứng. Theo thống kê, cứ 100 bệnh nhân thì có 2 trường hợp biến chứng. Cạnh đó, phóng xạ có thể làm tăng nguy cơ gây xơ các tuyến nước bọt, gây khô miệng, sâu răng và ung thư thứ phát. Các xét nghiệm như siêu âm hay chọc hút tế bào (FNA) đều có khả năng gây dương tính giả (không bệnh thành có bệnh) nên nhiều bệnh nhân phải trải qua cuộc mổ oan uổng.
Thế giới lên tiếng chống lại việc tầm soát ung thư tuyến giáp Tại Hàn Quốc, năm 2011 nước này đã phát hiện số lượng ung thư giáp gấp 15 lần so với trước kia, trong đó hơn phân nửa là các khối u dưới 1cm. Điều này khiến cho ung thư giáp trở thành loại ung thư thường gặp nhất tại đây. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, các BS thấy rằng dù số lượng ung thư tuyến giáp gia tăng rất đáng kể nhưng tỷ lệ tử vong không thay đổi. Điều đó cho thấy phần lớn bệnh nhân đã bị điều trị không cần thiết. Hiện nhiều trung tâm ung thư lớn tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đã áp dụng chương trình theo dõi mà không cần mổ nếu khối u nguy cơ thấp. (Nguồn: Viện Ung thư quốc gia Mỹ) |
Bệnh ung thư giáp có tỷ lệ điều trị khỏi bệnh đến > 90%, cao nhất trong tất cả các loại ung thư. Tuy nhiên 5 % thể tủy...