Sự thật kinh hoàng về con đường mắc giang mai của nam sinh lớp 6
Theo ghi nhận tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu thì số bệnh nhân mắc bệnh xã hội ngày càng trẻ đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên thậm chí có trường hợp chỉ 12, 13 tuổi.
Giang mai căn bệnh nguy hiểm.
Học sinh lớp 6 đã mắc giang mai
BS CKI Lê Hữu Bách, khoa Lâm sàng 3, Bệnh viện Da liễu TP.HCM (khoa chuyên tiếp nhận và điều trị chủ yếu cho tất cả các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục), cho biết vài năm trở lại đây, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà điển hình là giang mai ngày một gia tăng, có ngày bác sĩ tiếp nhận đến khoảng 60 bệnh nhân, thậm chí có những trường hợp chỉ mới 10-12 tuổi.
Cách đây không lâu, có một bé trai 11 tuổi, học lớp 6 đến khám trong tình trạng có vết loét ở đầu dương vật, sau khi thăm khám, bác sĩ Bách xác định bé bị giang mai, nguyên nhân có thể do quan hệ tình dục đồng giới vì ngoài vết loét ở dương vật bé trai còn xuất hiện một vết loét ở hậu môn.
Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị da phụ nữ và trẻ em, BV Da liễu TƯ cho biết, khoa vừa điều trị cho một bé trai 13 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh giang mai.
Bệnh nhi này được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện da liễu Trung ương với các triệu chứng nổi ban đỏ trên người, xuất hiện vảy ở bàn tay, không ngứa, bộ phận sinh dục có vết trợt...
Qua thăm khám ban đầu, bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc bệnh giang mai nhưng cậu bé khẳng định chưa từng quan hệ tình dục. Chỉ đến khi phụ huynh được “mời” ra ngoài phòng bệnh, bác sĩ gặng hỏi nhiều lần, cậu bé mới thừa nhận đã quan hệ đồng tính trước đó gần 1 năm và bị lạm dụng tình dục nhiều lần.
Bác sĩ Thùy cho biết bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở những nhóm đối tượng quan hệ tình dục đồng giới đang ngày càng gia tăng trong đó có bệnh giang mai.
Đường lây như thế nào?
Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn nhạt màu Treponema pallidum do Pritz Schaudinn và Erch Hauffman tìm ra năm 1905. Xoắn khuẩn có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sông không quá vài giờ. Trong nước đá nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45oC nó bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn trong vài phút.
Bệnh giang mai có từ thời thượng cổ. Các tài liệu của Ấn Độ, Trung Quốc có mô tả một bệnh giống hệt như bệnh giang mai.
Ở Châu Âu bệnh xuất hiện vào cuối thể kỷ 15 và lan tràn thành dịch vào đầu thế kỷ 16.
Ở Việt Nam người ta chưa xác định rõ bệnh xuất hiện vào thời kỳ nào. Hiện nay bệnh giang mai chiếm khoảng 2-3% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch, …). Vì vậy rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh giang mai tương đối lâu từ 10 ngày đến 90 ngày, trung bình là 3 tuần.
Thời kỳ lây truyền: Bệnh lây mạnh nhất là thời kỳ thứ nhất và thứ hai khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.
Bệnh giang mai lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục bất thường (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới, ….).
Tuy rất ít nhưng bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn, hoặc lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn).
Nếu người mẹ có mang bị giang mai mà không được điều trị cũng lây cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).
Dù bị giang mai nhưng người đàn ông này không được điều trị trong thời gian dài, virus xâm chiếm lên não, nguy cơ tử vong...