Sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn "dính bầu", tại sao?

Sự kiện: Mang thai

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không như ý. Có nhiều cặp đôi dù đã sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn mang thai ngoài ý muốn vì những lý do sau đây:

Yêu sao cho an toàn và không để lại hậu quả là mối quan tâm chung của nhiều đôi uyên ương. Thế nhưng, khi tìm cách tránh thai, nhiều người lại chọn các biện pháp có tỷ lệ thất bại cao. Để tránh “đeo ba lô ngược” ngoài ý muốn hay rước bệnh lây truyền qua đường tình dục, bạn không nên quá tin tưởng các cách bảo vệ dưới đây.

Tính ngày “an toàn” theo chu kỳ kinh hay xuất “tinh binh” ra ngoài

Theo các chuyên gia sức khỏe sinh sản, 2 cách tránh thai này có tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn khá cao, dù hiện nay chưa có con số thống kê chính xác.

Rất nhiều chị em tự tin vào việc tính ngày để “yêu” an toàn dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của mình. Về lý thuyết, việc tính toán này có thể hiệu quả. Thông thường, trứng sẽ rụng vào khoảng ngày thứ 14 đếm ngược của chu kỳ. Tức là, nếu bạn có kinh ngày mùng 1 thì ngày rụng trứng lùi lại 14 ngày, tức là vào ngày 16 của tháng.

Tuy nhiên, thực tế, không phải chị em nào cũng có chu kỳ đều chằn chặn. Hơn nữa, chu kỳ có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố như môi trường, ăn uống, stress… Vì thế, việc chỉ làm “chuyện ấy” vào những ngày không phải quanh thời điểm rụng trứng có nguy cơ khá cao.

Nhiều chị em tính toán ngày an toàn theo kỳ kinh nhưng cách này có thể gặp rủi ro.

Nhiều chị em tính toán ngày an toàn theo kỳ kinh nhưng cách này có thể gặp rủi ro.

Cách tránh thai bằng xuất tinh ngoài cũng vậy. Hầu như ai cũng biết rằng, tinh trùng được phóng ra khi xuất tinh. Nhưng có một điều ít người biết là từ khi bắt đầu cuộc yêu, chất nhờn tiết ra từ bộ phận sinh dục của nam giới đã chứa một ít tinh binh. Bởi thế, dù người đàn ông có chủ động xuất ngoài “vùng cấm” thì cũng không đủ an toàn. Đó là chưa kể, đôi khi vì quá hăng say hoặc không tự chủ được mà nam giới không “rút quân” kịp.

Thường xuyên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, rất nhiều phụ nữ chọn loại thuốc này bởi dễ mua, dễ dùng. Nó có thể là cách “chữa cháy” cho những lần yêu vội khi chưa chuẩn bị sẵn sàng hay tranh thủ vụng trộm hoặc những lúc quên không sử dụng các biện pháp khác.

Tuy nhiên, đây là một trong những cách tránh thai có tỷ lệ thất bại cao, đồng thời có nhiều tác dụng phụ.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thành phần tương tự như viên tránh thai hằng ngày nhưng liều lượng cao hơn tới 4 lần. Nó có tác dụng ức chế sự rụng trứng và cản trứng bám vào niêm mạc tử cung, từ đó ngăn chặn quá trình thụ thai. Loại thuốc này có hiệu quả tránh thai khá thấp (khoảng trên 70%). Tác dụng cũng sẽ giảm dần nếu dùng nhiều lần.

Không chỉ vậy, chị em dùng thuốc còn có thể gặp nhiều tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, nhức đầu, chóng mặt…

Tránh lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu không muốn có bầu ngoài ý muốn.

Tránh lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nếu không muốn có bầu ngoài ý muốn.

Như tên gọi của nó, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên dùng trong các trường hợp bất khả kháng và tránh lạm dụng. Thông thường, phụ nữ khỏe mạnh không nên dùng quá 4 viên một tháng.

Thuốc loại thuốc này nên được uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ để đạt được hiệu quả. Trên thị trường thường có 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp: 1 viên và 2 viên. Xét về thời gian tác dụng thì có loại tác dụng trong 36 giờ, có loại tác dụng trong 72 giờ. Nếu dùng loại 36 giờ thì bạn cần uống thuốc trong vòng 36 giờ sau khi giao hợp. Loại 72 giờ tương tự như vậy.

Dùng bao cao su không đúng cách

Sử dụng bao cao su là biện pháp được các bác sĩ khuyến khích vì không chỉ giúp tránh thai mà còn ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục.

Theo các thống kê, dùng bao cao su đúng cách có thể đạt hiệu quả tránh thai tới 98%. Tuy nhiên, việc tưởng như “dễ như ăn kẹo” này không phải ai cũng làm đúng. Rất nhiều trường hợp có bầu ngoài ý muốn vì dùng bao cao su sai cách.

Bao cao su là cách tránh thai mang lại hiệu quả cao nhưng nhiều người dùng sai cách.

Bao cao su là cách tránh thai mang lại hiệu quả cao nhưng nhiều người dùng sai cách.

Một số sai lầm hay gặp nhất khi dùng dụng cụ bảo vệ này là:

- Đeo bao quá muộn: Nhiều nam giới thích cảm giác “chân thật” khi gần gũi vợ hay người yêu nên đợi tới khi sắp “ra quân” mới vội vàng mặc đồ bảo hộ. Sai lầm này khiến tinh trùng có trong chất nhờn ở bộ phận sinh dục tiết ra từ trước có thể đã kịp đột nhập vào cấm cung. Cách đúng là mặc “áo mưa” ngay khi khởi động, trước lúc có các hành vi xâm nhập.

- Tháo bao cao su quá sớm, khi “cậu nhỏ” vẫn tiếp xúc gần với vùng nhạy cảm của phụ nữ.

- Đeo không đúng (không bóp xẹp đầu bao) hay dùng loại không phù hợp kích cỡ khiến bao dễ bị rách hay tuột trong lúc “yêu”.

- Chọn “áo mưa” đã hết hạn dùng, bị thủng… hoặc cất vào nơi ẩm dễ hỏng.

Mỗi cách tránh thai có những ưu, nhược điểm riêng và mỗi người có thể lựa chọn loại phù hợp với mình. Nhưng để cuộc yêu trọn vẹn, không phải thấp thỏm lo lắng và tránh để lại những tai nạn ngoài ý muốn, bạn nên tránh lựa chọn các biện pháp có hiệu quả cao và có thể tư vấn ý kiến bác sĩ sản phụ khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Bà bầu hoặc người cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19?

Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, phụ nữ đang cho con bú hoặc người đang bị kinh nguyệt có nên tiêm vắc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yên Minh ([Tên nguồn])
Mang thai Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN