Sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng, những dấu hiệu cảnh báo bệnh tuyệt đối không được chủ quan!

Nếu thấy chảy máu mũi, chân răng, đi cầu phân đen, tri giác lơ mơ… cần báo ngay với nhân viên y tế để có hướng xử trí kịp thời.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 14.700 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 6 ca tử vong tại các địa phương: Bình Dương 3 ca; Đồng Tháp, Tây Ninh và Đồng Nai mỗi nơi ghi nhận 1 ca.

Trong các tháng tới, số mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tiếp tục gia tăng do thời tiết thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Vì vậy, mỗi người dân tự trang bị kiến thức để phòng chống bệnh trong thời điểm này là hết sức cần thiết.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết

Triêuj chứng ban đầu của sốt xuất huyết rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh thành 2 loại chính, bao gồm: Sốt xuất huyết (có/không có dấu hiệu cảnh báo) và sốt xuất huyết thể nặng. Tùy vào giai đoạn và mức độ bệnh, những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau.

- Ở thể nhẹ, chủ yếu là: sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C; sốt có thể kéo dài 4 – 7 ngày và rất khó hạ sốt; đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu; đau nhức khớp và cơ; buồn nôn và nôn; có tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban.

- Ở thể nặng có dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím, nôn ra máu, đi ngoài phân đen; có các dấu hiệu cảnh báo như mệt mỏi, li bì, đau bụng nhiều, nôn nhiều, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng , nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

- Hoặc bệnh nhân đi vào sốc Dengue sớm, đây là thể bệnh nghiêm trọng nhất đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.  Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết nặng và tụt huyết áp, tổn thương nhiều cơ quan: gan, thận, não; ứ dịch ở khoang màng phổi và ổ bụng nhiều. Trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết?

Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trong 3-4 ngày đầu, nếu có chỉ định theo dõi tại nhà, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

- Cần nghỉ ngơi, theo dõi liên tục, nếu thấy bệnh nhân có diễn biến nghiêm trọng hơn như li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

- Súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc họng sát khuẩn, không dùng bàn chải đánh răng cho đến khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát, mỗi lần ăn một ít. Tăng cường uống nhiều nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol hằng ngày. duy trì 1500-2500ml nước / ngày

- Không nên ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng. Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm: Huyết (heo, bò, gà…), củ dền, xá xị, socola… để hạn chế gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa. Không uống rượu bia, chất kích thích.

- Nếu thấy chảy máu mũi, chân răng, đi cầu phân đen, tri giác lơ mơ… cần báo ngay với nhân viên y tế để có hướng xử trí kịp thời.

Nguồn: [Link nguồn]

Đã có 6 ca tử vong do sốt xuất huyết, số ca mắc có thể gia tăng

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, hơn 14.700 ca sốt xuất huyết được ghi nhận trên cả nước, trong đó 6 ca tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Dịch sốt xuất huyết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN