Sống ở thành phố ô nhiễm, dễ bị...tiểu đường?

Chỉ cần nồng độ hạt ô nhiễm trong không khí từ 11,9-13,6 microgram/m3, nguy cơ tiểu đường đã tăng 24%. Tại London, mức ô nhiễm giờ cao điểm là 50-60 microgram/m3; còn tại TP HCM có thể lên tới 124 microgram/m3!

Nghiên cứu mới công bố do Đại học Washington (Mỹ) thực hiện nhưng lại chọn Anh làm nơi nghiên cứu, bởi đây là quốc gia có mức độ ô nhiễm cao ở phương Tây. Các nhà khoa học thống kê rằng ô nhiễm là nguyên nhân của 15.000 ca tiểu đường phát hiện mới hàng năm ở Anh. 

Sống ở thành phố ô nhiễm, dễ bị...tiểu đường? - 1

Anh được coi là một trong những quốc gia ô nhiễm nhất châu Âu

Một số nghiên cứu trước đó đã chứng minh ô nhiễm liên quan mật thiết đến tiểu đường, do sự xâm nhập của các hạt ô nhiễm vào cơ thể ngăn chặn khả năng xử lý đường trong máu của insulin.

Nghiên cứu mới này nhằm đánh giá tỉ lệ nguy cơ chi tiết dựa theo mức ô nhiễm, trên một cộng đồng lớn. Có tới 1,7 người được xem xét hồ sơ y tế, theo dõi sát trong vòng 8,5 năm. Những người được chọn là cựu chiến binh, vốn đã sống ở nhiều khu vực khác nhau với nhiều mức độ ô nhiễm khác nhau để dễ dàng đối chiếu.

Các nhà khoa học sử dụng dữ liệu vệ tinh của NASA và chỉ số trạm mặt đất để đo đạc chất lượng không khí ở tất cả các nơi họ đã đi qua.

Kết quả cho thấy, chỉ cần phơi nhiễm với mức hạt ô nhiễm trong không khí từ 5 đến 10 microgram/m3, nguy cơ tiểu đường đã tăng 21%. Khi phơi nhiễm từ 11,9 đến 13,6 microgram/m3, nguy cơ tiểu đường tăng 24%. Mức ô nhiễm trung bình ở Anh là 12 microgram/m3, tuy nhiên, ở các thành phố lớn như London, mức ô nhiễm có thể tăng đến 50-60 microgram/m3, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm cực kỳ cao.

Các tác giả sẽ tiếp tục mở rộng nghiên cứu bằng cách tham chiếu dữ liệu của 194 quốc gia khác, được thu thập trong nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu trước đó, để xem tiểu đường và ô nhiễm có tỉ lệ thuận ở mọi nơi hay không.

Bình luận về nghiên cứu trên, tiến sĩ Emily Burns, thuộc Cơ quan Bệnh tiểu đường Anh quốc cho rằng các kết quả cho thấy chúng ta nên tập trung giải quyết ô nhiễm bên cạnh các biện pháp phòng chống tiểu đường khác như chế độ dinh dưỡng và vận động.

Ở nhiều khu vực khác trên thế giới như tại một số nước châu Á, tình hình ô nhiễm thậm chí còn tồi tệ hơn, trong đó có Việt Nam. Dữ liệu trên website đo ô nhiễm không khí quốc tế aqicn.org cho thấy mức ô nhiễm trung bình ở Hà Nội trong mùa này thấp nhất là 5, cao nhất là 137 microgram/m3; TP HCM thấp nhất là 30, cao nhất lên đến 124 microgram/m3, theo đo đạc từ trạm mặt đất tại Đại sứ quán Mỹ (Hà Nội)

Ô nhiễm không khí tăng nguy cơ mắc bệnh thận nguy hiểm

Theo một nghiên cứu mới được công bố, ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm về thận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư (Người lao động)
Bệnh tiểu đường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN