Sốc khi bé 8 tuổi bị phẫu thuật não do sâu răng, chuyên gia chỉ rõ cảnh giác với căn bệnh tưởng đơn giản này

Sự kiện: Sống khỏe

Vừa qua, một bé gái 8 tuổi ở Quảng Đông (Trung Quốc) phải nhập viện cấp cứu vì bị áp xe não do sâu răng khiến nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ thực sự lo lắng.

Được biết trước đấy 1 năm, cháu bé bị sâu răng và đau buốt nhưng gia đình không cho đi khám mà tự chữa bằng các biện pháp dân gian. Mãi đến khi cháu bé có hiện tượng sốt cao, đau đầu và nôn mửa mới cầu cứu bác sĩ.

Ổ áp xe hình thành trong não của bệnh nhân

Ổ áp xe hình thành trong não của bệnh nhân

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã phát hiện trong não của bé bị áp xe, kích cỡ khoảng quả bóng tennis. Các bác sĩ đã tiến hành mở hộp sọ, hút mủ và loại bỏ áp xe. Cháu bé may mắn thoát cơn nguy kịch.

Các bác sĩ cho biết, hệ tuần hoàn máu của nha chu và mặt liên thông với não rất dồi dào, một khi bị viêm tủy răng hoặc áp xe nha chu, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào não từ các kênh này, dẫn đến áp xe não, viêm não hoặc viêm não thất.

Các bác sĩ khuyến cáo sâu răng là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng không nên xem nhẹ. Nếu phát hiện răng trẻ có dấu hiệu sâu, cần đi khám sớm. Vì nếu không được điều trị kịp thời có thể tổn thương tủy răng, mầm răng vĩnh viễn… điều trị sẽ tốn kém và hậu quả khó lường.

Trẻ bị sâu răng có phải do bố mẹ vệ sinh không đúng cách?

Theo các chuyên gia, sâu răng tổng hợp của nhiều yếu tố như: vi khuẩn, cấu trúc răng và môi trường (chế độ ăn uống, tốc độ tiết nước bọt ) gây ra:

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng cần phải cho trẻ điều trị sớm. Ảnh minh họa

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng cần phải cho trẻ điều trị sớm. Ảnh minh họa

Do vi khuẩn (mảng bám, vôi răng)

Vi khuẩn trong miệng tập trung ở các mảng bám răng hay cao răng, các mảng bám răng có tới 70% là trọng lượng vi khuẩn. Các mảng bám răng là các mảnh vụn thức ăn không được vệ sinh sạch sau 24h sẽ liên kết với các vi khuẩn tạo thành, các mảng bám răng không được vệ sinh sau 14 ngày sẽ tạo thành cao răng.

Do cấu trúc răng

Chất lượng men răng và ngà răng phụ thuộc vào hàm lượng các chất vô cơ, hữu cơ, trong đó đặc biệt là canxi. Ngoài ra, chất fluor có tác dụng bảo vệ men răng rất tốt, những người có chất lượng men răng và ngà răng tốt sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn những người khác.

Do môi trường

Nghiên cứu đã chứng minh, thức ăn có nhiều đường sẽ ảnh hưởng tới sâu răng, một số thực phẩm giàu tinh bột nếu như vệ sinh không sạch sẽ, còn sót lại cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Ngoài ra, nước bọt là môi trường tốt có khả năng rửa trôi vi khuẩn gây bệnh sâu răng, nếu như bạn bị khô miệng thì sâu răng sẽ dễ xảy ra hơn.

Đề phòng sâu răng ở trẻ nhỏ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Hạn chế các loại thức ăn giàu tinh bột và đường vì dễ tạo mảng bám trên răng. Hạn chế dụng món ngọt, giàu tinh bột, sau khi ăn nên súc miệng và vệ sinh sạch sẽ.

- Chú ý kiểu dáng và chất lượng bàn chải, chất lượng kem đánh răng, thời điểm chải răng, đặc biệt là phương pháp và kỹ thuật chải răng đúng.

- Làm sạch răng bằng chỉ tơ nha khoa, không nên sử dụng tăm xỉa răng vì dễ làm xước nướu và làm rộng kẽ răng dễ giắt thức ăn vào gây ra sâu răng. Súc miệng bằng nước thường, nước muối sinh lý hoặc bằng nước sát khuẩn răng miệng.

Đại học Harvard công bố kết quả nghiên cứu 20 năm về mối liên hệ giữa răng miệng và ung thư: Người có hàm răng xấu tăng nguy cơ mắc 2 bệnh ung thư

Những người có những biểu hiện về răng miệng như hôi miệng, chảy máu nướu răng, áp xe nha chu… thì phải kịp thời...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN