Số ca mắc Adenovirus ở trẻ gia tăng, chuyên gia khuyến cáo

Sự kiện: Bác sĩ của bạn

Theo các chuyên gia y tế, việc đổ xô đưa con đi xét nghiệm Adenovirus là không cần thiết và gây lãng phí.

Số ca mắc Adenovirus ở trẻ có xu hướng gia tăng. Chỉ tính riêng từ tháng 8 đến ngày 21/9, tổng số ca bệnh Adenovirus phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương là 1.316 trường hợp với 738 bệnh nhân nội trú. Đáng lưu ý, BV đã ghi nhận 7 ca tử vong tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Thông tin này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.

Bác sĩ Đào Trường Giang, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn khẳng định, việc xét nghiệm Adenovirus phần lớn không thực sự có ý nghĩa. Đối với một vài trường hợp cần thiết, bác sĩ mới chỉ định xét nghiệm Adenovirus. Do đó, không phải trường hợp nào mắc bệnh cũng cần xét nghiệm.

Trẻ nhập viện do nhiễm Adenovirus.

Trẻ nhập viện do nhiễm Adenovirus.

Adenovirus cũng giống các loại vi rút khác, hiện không có thuốc đặc trị mà triệu chứng tới đâu, điều trị tới đó. Thậm chí, nhiều bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Với những trường hợp này thì việc xét nghiệm là không cần thiết. Còn với những ca bệnh nặng, dựa vào kết quả xét nghiệm có thể là cơ sở để bác sĩ đưa ra chỉ định sử dụng thuốc kháng vi rút. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh không nên tự ý cho con đi xét nghiệm, tránh gây lãng phí, tốn kém.

Chuyên gia dịch tễ học, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng I, thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, Adeno là loại vi rút quen thuộc, lây qua đường hô hấp, thường trú ở hầu họng của người bệnh. Vi rút Adeno có thể gây bệnh quanh năm, tùy theo thời tiết và độ miễn dịch cộng đồng. Vi rút này thường gây ra bệnh về đường hô hấp kèm đau mắt đỏ. Các bậc phụ huynh không nên tự ý đưa con đi xét nghiệm hay mong muốn được nhập viện điều trị cho an tâm…, mà nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nhằm phòng ngừa lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa, sau khi về nhà hoặc sau khi chạm vào các đồ vật, người lớn cần rửa tay với xà phòng, thay quần áo sạch rồi mới ôm hôn trẻ để tránh vi rút bám trên người lây cho trẻ. Nếu bản thân có các triệu chứng như: Ho, sổ mũi…, cần đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Tiêu chuẩn nhập viện điều trị trẻ viêm phổi nhiễm adenovirus kèm theo một trong các tiêu chuẩn sau:

- Khó thở: Thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản.

- Suy hô hấp hoặc giảm oxy máu: Tím tái, SpO2 < 94%

- Có dấu hiệu toàn thân nặng: Nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng.

- Bệnh nền nặng: Bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng…

- Tổn thương trên X-quang phổi: Tổn thương phổi nặng, hoại tử phổi, abces phổi, TDMP, TKMP…

Nguồn: [Link nguồn]

Từ vụ 6 trẻ tử vong do virus Adeno, trẻ mắc bệnh khi nào cần đi khám?

Khi trẻ xuất hiện sốt cao, có thể kèm đau mắt, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên đưa con đến viện khám để được chẩn đoán, điều trị.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo VIỆT ANH ([Tên nguồn])
Bác sĩ của bạn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN