Siêu mẫu Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Diễn viên kiêm người mẫu Đức Tiến qua đời vì nhồi máu cơ tim khi đang đi show ở Atlanta, bang Georgia khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng, tiếc thương.
Chiều 19/5 (giờ Việt Nam), NLĐ đưa tin, trên trang cá nhân ca sĩ Trizzie Phương Trinh (vợ cũ ca sĩ Bằng Kiều) chia sẻ: "Tại sao đi mà không một lời từ giã vậy bạn? Đau lòng đến nghẹt thở luôn Đức Tiến ơi!".
Hàng loạt nghệ sĩ đều bày tỏ lòng tiếc thương. Nhiều người khẳng định rất sốc khi nghe hung tin. Theo lời bạn bè chia sẻ, nguyên nhân nam nghệ sĩ ra đi đột ngột là do bệnh nhồi máu cơ tim.
Ca sĩ Đan Kim cho biết hiện đang rất sốc: "Cả nhà ơi, Kim không nghe điện thoại và trả lời hết được. Siêu mẫu Đức Tiến anh ấy đã mất rồi. Kim rất sốc và đang bị đau đầu nên không nghe và trả lời hết được".
Ca sĩ Đan Kim cho biết Đức Tiến đang đi show ở Atlanta, bang Georgia thì đột quỵ. Anh được đưa vào viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Trước đó, Đức Tiến từ California đến Atlanta biểu diễn. Anh vẫn chia sẻ các hình ảnh, dòng trạng thái trên trang cá nhân. Status gần nhất anh đăng lúc 10h ngày 17/5 chia sẻ hình ảnh đại lễ Phật Đản tại Thiền viện Minh Quang Đăng. Theo dự kiến, Đức Tiến sẽ tham gia show diễn vào ngày 31/5 tới.
Đức Tiến sinh năm 1980, là nam người mẫu, diễn viên được yêu thích trong giai đoạn 2000-2010 và tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như Trở về, Chuyện tình đảo ngọc, Vợ của chồng tôi... Năm 2010, anh kết hôn với Hoa hậu Áo dài Dallas Bình Phương rồi sang Mỹ định cư. Đầu tháng 7/2020, vợ chồng anh chào đón con gái sau 10 năm kết hôn.
Đức Tiến từng chia sẻ với Znews, trong những ngày đầu sang Mỹ, anh làm đủ mọi nghề để mưu sinh, từ shipper, bán hàng online… Ngoài ra, anh còn làm truyền thông, MC cho một số sự kiện của người Việt ở Mỹ.
Nhồi máu cơ tim là bệnh gì?
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim). Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. Tắc những mạch máu lớn có thể làm cho quả tim của bạn ngừng đập hoặc nó có thể gây ra một rối loạn nhịp chết người.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim
Chúng ta vẫn nghĩ nhồi máu cơ tim giống như các bộ phim vẫn chiếu trên truyền hình là một người đột ngột ôm lấy ngực và ngã ra. Nhưng thực sự không phải vậy, nhiều người chỉ có những cơn đau ngực rất nhẹ hoặc cảm thấy khó chịu ở dưới xương ức. Các dấu hiệu này có thể thoáng qua rồi lại bình thường ngay. Thậm chí, những người nhồi máu cơ tim có thể không nhận thấy triệu chứng này cho đến khi có những triệu chứng đau khác xảy ra.
Triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất là đau ngực. Cơn đau ngực thường ở giữa xương ức và kéo dài trong một vài phút. Cơn đau có thể xuất hiện rồi hết đi và lại đau lại. Cơn đau làm cho chúng ta cảm thấy như có gì ép lên ngực, đau như dao đâm hoặc cảm thấy nghẹt thở. Cơn đau cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác như ở sau lưng, trên cổ, trên hàm hoặc vùng dưới dạ dày. Khó thở thường xuất hiện đi kèm với cơn đau ngực.
Một số triệu chứng khác cũng có thể đi kèm như lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ. Khi có những cơn đau ngực như vậy, hãy đến một bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến một bệnh viện có trung tâm tim mạch can thiệp.
Ảnh minh họa
Ai là người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim?
- Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
- Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.
- Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
- Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
- Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.
Cách sơ cứu người bệnh bị nhồi máu cơ tim
Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm, nới lỏng thắt lưng, quần áo để giúp máu lưu thông dễ dàng.
Gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp của bệnh viện gần nhất. Nếu không thể chờ xe cấp cứu đến, hãy chủ động thuê taxi hoặc tự mình chở bệnh nhân đến bệnh viện.
Cho bệnh nhân nhai và nuốt một viên aspirin trong khi chờ cấp cứu. Aspirin giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm nguy cơ tổn thương tim. Không dùng aspirin nếu bệnh nhân bị dị ứng với thuốc.
Ép tim ngoài lồng ngực (Hồi sinh tim phổi – CPR): Tiến hành càng sớm càng tốt vì cứ mỗi 1 phút chậm trễ thì người bệnh mất đi 10% cơ hội được cứu sống.
Với người có nguy cơ đột quỵ cao do di truyền, "giấc ngủ chất lượng" dựa theo 4 tiêu chí có thể giúp giảm được tới 45% nguy cơ
Nguồn: [Link nguồn]