Sau Tết, ăn đồ ăn thừa chiên đi rán lại quá nhiều, cơ thể của chúng ta sẽ gặp vấn đề gì?
Hơn 1 tuần qua, với nhiều gia đình, bánh chưng rán đã trở thành món ăn sáng “bất đắc dĩ”, thậm chí là nỗi sợ đối với không ít người. Không những thế, việc ăn nhiều đồ chiên rán còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ…
Để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, hầu hết các gia đình thường mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm này là lúc không ít gia đình phải "khổ sở" ngao ngán nhìn đống thức ăn thừa.
Vì vậy, thời điểm này, các bà nội trợ đang phải tìm cách xử lý những loại thực phẩm còn lại trong tủ lạnh như bánh chưng, giò chả, thịt gà, nem rán… trong đó, nhiều người có thói quen chiên rán lại các thực phẩm này. Tuy nhiên, việc làm này chứa nhiều nguy cơ gây hại đến sức khoẻ của cả gia đình.
Ăn nhiều bánh chưng rán tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Ảnh TL
Nguy cơ béo phì
Các chuyên gia nhận định, trong thực phẩm chiên rán có nhiều chất béo chuyển hóa và có lượng calo nhiều hơn các thực phẩm được chế biến bằng những phương pháp khác như luộc, hấp,… Vì thế nếu thường xuyên ăn đồ chiên rán sẽ dễ dàng bị tăng cân. Tiêu thụ trong một thời gian dài cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì kéo theo hàng loạt những nguy cơ rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều đồ ăn chiên rán có nghĩa là chúng ta đang dung nạp một lượng lớn chất béo chuyển hóa vào cơ thể. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa của bạn phải làm việc nhiều hơn. Chất béo thường tiêu hóa rất chậm và cần nhiều enzyme và dịch tiêu hóa.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trong năm 2021, một đánh giá về 17 nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí về tim – Heart đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều đồ chiên rán sẽ gây hại nhiều nhất đến tim. So với những người ăn ít đồ chiên nhất mỗi tuần, nhóm ăn nhiều đồ chiên nhất có nguy cơ đột quỵ và đau tim cao hơn 28%.
Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo cho sức khoẻ, không nên ăn đồ ăn chiên rán quá nhiều, đặc biệt không nên tái sử dụng dầu ăn cũ. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên hạn chế đồ ăn chiên rán. Thay vì đó, nên ăn nhiều đồ luộc, hấp. Đây là cách chế biến thực phẩm rất an toàn và có thể đảm bảo giữ được các dưỡng chất có trong thực phẩm khi đã qua chế biến.
Khi ăn đồ chiên rán, nên ăn thêm những loại thực phẩm có chất chống oxy hóa mạnh như các loại rau củ quả để lấy lại sự cân bằng cho cơ thể đồng thời nên có chế độ ăn cân bằng dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là vận động thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai.
Xử lý đồ ăn thừa sau Tết như thế nào cho hợp lý?
Bánh chưng
Đây là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong ngày Tết nhưng cũng là một trong các món dễ bị thừa nhất. Vì vậy, sau Tết, nhiều gia đình thường hấp lại bánh cho mềm, chống nấm mốc để bảo quản thêm.
Còn nếu muốn ăn bánh chưng rán, một cách xử lý bánh chưng đang được hội chị em chia sẻ trên các diễn đàn về ẩm thực là rán bánh chưng nhưng không dùng dầu mỡ mà dùng… nước lọc. Cách này sẽ giúp bánh mềm, dễ ăn, vẫn vàng đều 2 mặt mà không bị ngấm dầu mỡ, sẽ tránh cảm giác ngấy khi ăn.
Giò lụa
Với phần giò lụa còn thừa từ Tết, chị em không nên rán mà nên hấp lại hoặc có thể tận dụng lấy ra thái chỉ, cùng với thịt gà xé nhỏ để cho vào các món bún, miến, phở dùng trong bữa sáng, rất tiện lợi mà vẫn đảm bảo có món ăn sáng thơm ngon cho cả gia đình.
Ngoài ra, có thể dùng giò thái chỉ đổi bữa cho cả nhà với món nem/phở cuốn cực kỳ nhẹ nhàng, thanh mát sau những ngày Tết nhiều đồ chiên, xào.
Một cách tận dụng giò khác đó là thái giò thành các miếng mỏng vừa ăn và đem rim nước mắm, cho chút hạt tiêu. Món này thích hợp ăn với cơm nóng.
Nguồn: [Link nguồn]
Với món bánh chưng, tốt nhất nên ăn khi bánh còn mới, khi có dấu hiệu bị mốc, có mùi chua, bị vữa... thì nên tuyệt đối...