Sau mắc COVID-19 bao lâu mới nên có thai?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nếu không có các triệu chứng kéo dài như mất ngủ, ho… thì có thể chờ khoảng 4 đến 8 tuần sau khi có kết quả âm tính với COVID-19 để mang thai.

Rất nhiều người đặt câu hỏi: Sau mắc COVID-19 bao lâu mới nên có thai?

Về những trường hợp này, theo bác sĩ Phan Thị Bích Thuận – chuyên khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, virus SARS-CoV-2 là một loại virus gây bệnh lí đường hô hấp với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Người mắc virus có thể chỉ đau đầu, sổ mũi, ho, khàn tiếng, sốt nhẹ… nhưng cũng có nhiều người có các biểu hiện nặng nề hơn như: mất vị giác, mất khứu giác, mất ngủ, rối loạn đông máu, khó thở, thậm chí tiến triển trở thành viêm phổi có thể gây suy hô hấp, suy đa phủ tạng.

Trên thực tế đã có nhiều bệnh nhân tử vong vì virus này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể gây dị tật thai.

Vì vậy, việc người mắc virus SARS-CoV-2 sau bao lâu có thể mang thai phụ thuộc rất lớn vào thể trạng người đó sau mắc COVID-19. Khi mang thai 9 tháng, người phụ nữ có thể trải qua nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe nên cơ thể cần được chuẩn bị sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai.

Khoảng thời gian chuẩn bị này là bao lâu sẽ tùy thuộc vào kết quả thăm khám đánh giá sức khỏe hậu COVID-19 của người phụ nữ. Nếu không có biểu hiện nặng và các triệu chứng kéo dài như mất ngủ, ho… thì người bệnh có thể chờ khoảng 4 đến 8 tuần sau khi có kết quả âm tính với COVID-19 để mang thai.

Nếu các triệu chứng khi mắc COVID-19 nặng hoặc vẫn còn kéo dài thì nên người phụ nữ đợi khi sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới nên mang thai.

Để tăng cường sức khỏe để chuẩn bị mang thai cần duy trì chế độ ăn với 4 nhóm chất: chất đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường nhiều hoa quả tươi, rau xanh, bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên; Chế độ ăn nhiều acid béo như hải sản, cá biển…..

Bệnh phụ nữ mang thai rất hay gặp nhưng dễ bị bỏ qua, có thể nguy hiểm đến tính mạng

Trong quá trình mang thai, bệnh nhân thường xuyên bị ra ít máu đen lẫn máu đỏ tươi trong âm đạo, đặc biệt không bị đau bụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN