Chàng trai ngã xuống đất, co giật vì bạn gái hôn vào cổ

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Để lại “dấu hôn” trên cổ người yêu là sở thích của nhiều người, nhưng điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.

Cách đây không lâu, một cô gái ở Trung Quốc lên mạng kể rằng, khi bạn trai đang sấy tóc, cô hôn lên cổ bạn trai và để lại một “dấu hôn”. Không ngờ sau đó người bạn trai ngã xuống đất, không thể đứng dậy được, toàn thân co giật. Sau vài chục phút, bạn trai cô mới dần hồi phục, nhưng trước đó suýt ngất xỉu. Bạn trai cô đã đến bệnh viện để kiểm tra và phải thở oxy trong vài giờ mới cảm thấy tốt hơn.

Bên dưới bài đăng của cô, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận rằng:

- “Các cặp đôi hãy cẩn thận với xoang cảnh một chút nhé”.

- “Không phải mấy năm trước cũng có một vụ tương tự như thế này sao? Trong đêm tân hôn, chú rể để lại dấu hôn trên cổ cô dâu, khiến cô suýt chết. Nhiều bác sĩ cũng đã cảnh báo tình trạng này”.

- “Không được hôn ở cổ hoặc nơi có mạch máu lớn”.

- “Hôn mạnh vào xoang cảnh ở cổ có thể khiến huyết áp tụt xuống, nhưng hầu hết mọi người đều không nhận ra”.

Không nên để lại dấu hôn ở cổ (Ảnh minh họa).

Không nên để lại dấu hôn ở cổ (Ảnh minh họa).

“Dấu hôn” có nguy hiểm không?

Để lại “dấu hôn” là một hành vi thể hiện tình yêu và sự chiếm hữu giữa các cặp đôi. Do sự lực hút mạnh, các mạch máu nhỏ ở cổ bị vỡ và xuất huyết, tạo thành "dấu hôn", trong y học gọi là ban xuất huyết.

Sau khi làm "dấu hôn", da sẽ từ từ chuyển từ đỏ sang vàng. Đỏ là màu của hemoglobin, vàng là màu của hemosiderin, nó sẽ dần phai và biến mất sau thời gian. Đối với người khỏe mạnh, dù hôn mạnh hay nhẹ, mức độ vỡ mạch máu nhỏ này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu vị trí và cách thức hôn sai, có thể gây nguy hiểm cho cơ thể, chẳng hạn như:

- Hội chứng xoang cảnh động mạch

Nếu để lại “dấu hôn” ngay trên xoang động mạch cảnh, lực hút quá mạnh, có thể gây ra hội chứng xoang động mạch cảnh (còn được gọi là "hội chứng cổ áo"), gây giảm nhịp tim, giảm huyết áp, thậm chí ngất xỉu, ngừng tim. Tuy nhiên, khả năng này khá thấp trong lâm sàng.

- Gây ra huyết khối

Nếu để lại “dấu hôn” quá mạnh, nó làm tổn thương nội mô, khiến tiểu cầu bám dính và tụ lại, có thể gây ra hẹp lòng mạch, sau đó tạo ra huyết khối, ảnh hưởng đến lưu thông máu não. Tuy nhiên, khả năng xảy ra tình huống này cũng rất thấp.

Làm thế nào để "dấu hôn" ở cổ biến mất nhanh hơn?

Một số người coi “dấu hôn” như một cách "đánh dấu lãnh thổ", nhưng số khác thấy vết này rất khó xử, không muốn người khác nhìn thấy. Lúc này họ sẽ tự hỏi: “Dấu hôn biến mất bao lâu? Làm thế nào để nó biến mất nhanh hơn?”.

Bản chất của “dấu hôn” là chảy máu dưới da, giống như một vết bầm thông thường, sẽ tự nhiên biến mất trong 5-12 ngày, khi da và mạch máu bị tổn thương được tự hồi phục. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào kích thước dấu hôn và tình trạng lưu thông máu. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng hoặc da nhạy cảm, “dấu hôn” sẽ không biến mất nhanh và cần phải tư vấn bác sĩ kịp thời.

Nếu muốn “dấu hôn” biến mất nhanh hơn, bạn có thể tham khảo 2 phương pháp sau:

- Trong vòng 24 giờ, hãy đắp khăn lạnh để thúc đẩy quá trình đông máu, giảm sự rò rỉ máu, tuy nhiên không nên đặt trực tiếp cục đá lạnh vào da, thay vào đó hãy dùng khăn quấn cục đá.

- Sau 24 giờ, hãy dùng khăn ấm đắp lên để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp tan máu bầm.

Chính sự chủ quan với bệnh tình của mình mà lượng đường trong máu của chàng trai này vượt quá giới hạn, gây ra nhiều nguy hiểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN