'Sát thủ' âm thầm khiến quý ông tàn phế vì lý do không thể ngờ

Sự kiện: Sống khỏe

Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm, từ từ, chủ yếu ở nam giới (chiếm khoảng 80%). Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần, đặc biệt ở nhóm nam thanh niên khoảng 30 tuổi đã có biểu hiện hoại tử chỏm xương đùi.

'Sát thủ' âm thầm khiến quý ông tàn phế vì lý do không thể ngờ - 1

Ảnh minh hoạ: Internet

Hoại tử chỏm xương đùi

là tình trạng chết của xương do thiếu máu nuôi. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (chiếm khoảng 80%) và tuổi trung bình 40 - 50. Nhưng hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần, đặc biệt ở nhóm nam thanh niên khoảng 30 tuổi đã có biểu hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi.

Bệnh thường xảy ra ở cả hai chỏm xương đùi với độ nặng khác nhau hay như nhau. Bệnh xảy ra do các bệnh lý gây tắc các mạch máu nhỏ cung cấp máu cho chỏm xương đùi, ví dụ tắc mạch do các chất mỡ gây tắc mạch trên những bệnh nhân có tổn thương gan do rượu.

Nguyên nhân có thể chia làm hai nhóm chính là có chấn thương hay không chấn thương. Nguyên nhân do chấn thương, ví dụ như té gãy cổ xương đùi, trật khớp háng…; Nguyên nhân không do chấn thương bao gồm uống nhiều rượu, bia, dùng corticoide liều cao kéo dài, bệnh lý giải áp như những người thợ lặn lặn sâu và trồi lên đột ngột, bệnh lý hồng cầu hình liềm, chạy tia xạ và có khoảng 25% không rõ nguyên nhân là gì.

Thủ phạm chủ yếu gây hoại tử chỏm xương đùi sớm ở nam là do lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá quá nhiều, đây là yếu tố chính làm tổn thương, viêm mạn tính và làm tắc các mao mạch (mạch máu nhỏ) nuôi chỏm xương đùi, dẫn đến các tế bào xương sụn vùng chỏm bị thiếu máu và hoại tử dần.

'Sát thủ' âm thầm khiến quý ông tàn phế vì lý do không thể ngờ - 2

Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân có thể khiến nam giới tàn phế vì hoại tử chỏm xương đùi. Ảnh minh hoạ: Internet

Bên cạnh đó, cũng còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh hoại tử chỏm xương đùi như: chấn thương tại khớp háng (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi), bệnh khí ép (thợ lặn, công nhân làm hầm mỏ), bệnh lý tự miễn (viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ...), ghép tạng, bệnh lý tăng động và bệnh tắc mạch tự phát, đái tháo đường, lạm dụng thuốc có chứa corticoid.

Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm, từ từ cho đến khi chúng ta bắt đầu cảm nhận được cảm giác đau ở khớp háng bị tổn thương thì đồng nghĩa bệnh đã tiến triển đến giai đoạn trung bình trở lên. “Một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng đầu tiên đau tại khớp háng mà trong giai đoạn sớm, người bệnh có cảm giác đau khớp gối cùng bên khớp háng bị tổn thương, chính vì vậy, một số người bệnh dễ bị chẩn đoán là thoái hóa khớp gối hay bệnh lý tại khớp gối mà bị bỏ qua chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi giai đoạn sớm”, các BS chuyên khoa cảnh báo.

Triệu chứng thường là có cơn đau khởi phát đột ngột mà có lẽ là do thiếu máu nuôi đột ngột. Tuy nhiên bệnh nhân thường đã có tình trạng hoại tử chỏm trước đó. Cơn đau ngày càng nhiều khi xương chết làm xẹp chỏm xương đùi, đau khi đi đứng và giảm khi nghỉ ngơi.

Cơn đau xuất phát từ bẹn lan xuống mặt trong đùi hoặc đôi khi cảm giác đau sau mông. Cơn đau làm hạn chế các vận động của khớp háng và khi khám thấy động tác xoay ngoài và xoay trong háng bị giảm trước. Đôi khi bệnh nhân có cảm giác đau ở vùng gối và khiến cho nhiều bác sĩ chẩn đoán lầm.

Việc chẩn đoán thường dựa trên lâm sàng và X quang, tuy nhiên ở giai đoạn sớm x quang thường qui không phát hiện sớm được mà phải cần tới phim MRI cho phép thấy các tổn thương xương sớm.

Thờ ơ sức khỏe đến mấy quý ông cũng phải đi khám khi ”cậu nhỏ” có những dấu hiệu sau

“Cậu nhỏ” dù có bất cứ dấu hiệu bất thường nào đều đáng lưu ý (màu sắc thay đổi, đau nhức, chảy máu hoặc tiết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN