Sản phụ 28 tuổi ở Quảng Ninh phát hiện ung thư cổ tử cung thừa nhận một sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Sản phụ được phát hiện ung thư cổ tử cung trong lúc sinh mổ cho biết, khi mang thai chị chỉ đi siêu âm kiểm tra thai nhi, không khám phụ khoa hay làm các xét nghiệm gì khác...

Một trường hợp hy hữu vừa được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí phẫu thuật thành công bé gái chào đời với cân nặng 2.860 gram cùng khối u cổ tử cung lớn kích thước 8x5cm được cắt bỏ thành công. 

Điều đáng nói là chỉ khi nhập viện sinh con, được các bác sĩ thăm khám sản phụ mới biết bản thân có khối u và đã ở giai đoạn ung thư.

Nhập viện sinh con, thai phụ mới biết mình bị ung thư cổ tử cung. Ảnh: BVCC

Nhập viện sinh con, thai phụ mới biết mình bị ung thư cổ tử cung. Ảnh: BVCC

Sản phụ 28 tuổi mang thai lần 2, thai được 38 tuần, lần 1 sinh bằng phương pháp sinh mổ. Sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ nên đã đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Sau khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ nhận thấy cổ tử cung của sản phụ mở 3 phân và có một khối u cứng chắc kích thước lớn. 

Do khối u kích thước lớn khoảng 8x5cm, sau khi hội chẩn các bác sĩ đã thống nhất tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai cho sản phụ và đồng thời cắt khối u cổ tử cung làm giải phẫu bệnh.

Sau khoảng hơn 1 giờ, ca phẫu thuật diễn ra an toàn, bé gái chào đời hồng hào khóc to với cân nặng 2.860gram, khối u kích thước 8x5cm được cắt bỏ. 

Xét nghiệm mô bệnh học cho kết quả ung thư cổ tử cung. Sản phụ cho biết khi mang thai chị chỉ đi siêu âm kiểm tra thai nhi, không khám phụ khoa hay làm các xét nghiệm gì khác...

Lợi ích của khám thai định kỳ

Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay dị tật gì hay không, có nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không (cao huyết áp, tiểu đường…), chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa, cần bổ sung những khoáng chất gì..

Ngoài ra, người mẹ cần có thêm những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để có thể tự chăm sóc mình và thai nhi; hay những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi để có chủ động trong việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ, nắm được những giai đoạn phát triển của trẻ, phát hiện sớm bệnh lý di truyền, dị tật, xử lí kịp thời những biến chứng khi mang thai, tạo cơ sở cho trẻ ra đời an toàn, khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4 lần khám thai không thể bỏ qua

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:

- Khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu để xác định có thai hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván, được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ...

- Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng) để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không và theo dõi sức khỏe của mẹ và sàng lọc đái tháo đường thai kỳ.

- Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, dự kiến sinh và lựa chọn nơi sinh...

Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ung thư cổ tử cung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN