Sâm Ngọc Linh có công dụng gì đối với sức khỏe?

Có nhiều ý kiến trái chiều về công dụng của sâm Ngọc Linh mới được phát hiện ở Việt Nam.

Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam, sâm K5, sâm Trúc) là một loại sâm quý đặc hữu của Việt Nam, được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên núi Ngọc Linh, tiếp giáp 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.

Đây là loại sâm giá trị kinh tế cao, sâm Ngọc Linh được ví như “cây đẻ trứng vàng” cho người dân 2 vùng đất Quảng Nam và Kon Tum.

Chia sẻ với phóng viên, bác sỹ cao cấp y học cổ truyền Tiến sỹ. BSCKII Trần Lập Công cho biết, sâm Ngọc Linh có công dụng bổ khí lực, tăng cường miễn dịch, chống lại sự mệt mỏi tương tự nhân sâm, đồng thời tăng khả năng thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của môi trường.

Sâm Ngọc Linh có công dụng gì đối với sức khỏe? - 1

Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao, nhiều củ sâm từ 10 năm trở lên giá thành đến vài trăm triệu đồng.

Các thành phần thảo dược quý của sâm Ngọc Linh cũng giúp bảo vệ tế bào, hồi sinh số hồng cầu và bạch cầu bị giảm, tăng nội tiết tố sinh dục. Ngoài ra còn có tác dụng kháng viêm, điều hòa hoạt động của tim, chống xơ vữa động mạch, giải độc gan, kháng khuẩn…

Tuy nhiên, bác sĩ Công cũng lưu ý, sâm Ngọc Linh không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì nó làm tăng nội tiết tố sinh dục dễ gây co bóp thành tử cung, ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Sâm có tính mát nên những người đang bị đau bụng thể hàn như tiêu chảy, lạnh bụng… tránh sử dụng. Trẻ quá nhỏ cũng không nên dùng vì cơ thể còn yếu ớt khó có thể hấp thụ được lượng dưỡng chất dồi dào từ sâm. Trẻ thấp còi, suy nhược muốn sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

“Tránh dùng sâm ngay trước khi ngủ vì sẽ khiến cơ thể tỉnh táo, bồn chồn, phấn khích khó đi vào giấc ngủ”, BS Công cho hay.

Trong khi đó, TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam khẳng định: “Tôi chưa thấy một nghiên cứu nào khẳng định về công dụng của sâm Ngọc Linh. Vợ tôi được cho 2 lạng sâm Ngọc Linh cũng vứt đi không dùng”.

Trước thông tin, sâm Ngọc Linh có tác dụng chữa bách bệnh, TTND Nguyễn Xuân Hướng nói: “Tôi chưa tin”.

Theo BS Hướng, sâm Ngọc Linh có giá cao là do người tiêu dùng và thị trường tự thổi giá.

Nguyên Chủ tịch Hội Đông Y lo ngại nhiều người do thiếu hiểu biết nên bệnh nhân tưởng rằng loại sâm này này là “thần dược”. Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa trước khi sử dụng nhằm tránh những tai biến có thể xảy ra hoặc làm chậm lại quá trình điều trị bằng các phương pháp đã được công nhận.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng, mặc dù giá trị kinh tế cây sâm mang lại khá cao, giá sâm tươi hiện từ 30 - 40 triệu đồng/kg, 1ha sâm Ngọc Linh sau 5 năm sẽ thu lời khoảng 30 tỷ đồng, song việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vẫn ở quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh đặc hữu của vùng, số hộ trồng sâm còn ít, các doanh nghiệp cũng chưa thực sự mặn mà với dự án phát triển cây sâm quý.

Ngộ độc loại củ giống hệt nhân sâm

Với đặc điểm bên ngoài và mùi giống hệt nhân sâm, nhất là khi ngâm rượu, nhiều người đã trồng và lấy củ thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN