Sai lầm trong vệ sinh răng miệng

Tất cả chúng ta đều quen với các phương pháp vệ sinh răng miệng, nhưng không phải những phương pháp đó đều đúng hoàn toàn. Các sai lầm trong việc đánh răng đều có thể dẫn tới những bệnh về vòm miệng và nướu răng.

Lựa chọn sai bàn chải đánh răng

Xem qua các quảng cáo trên truyền hình hầu hết các nhãn hàng đều hứa hẹn mang tới cho người dùng những mẫu bàn chải vừa thời trang vừa hữu ích. Vì vậy nhiều người nghĩ chỉ cần mua những loại sản phẩm đó thì các vấn đề về răng sẽ lập tức biến mất. Bạn đừng nên suy nghĩ như vậy bởi thân và loại lông trên bàn chải đánh răng đều nên phải lựa chọn dựa theo các thông số về miệng, nướu răng và các đặc điểm riêng của răng ở mỗi người. Những gì bạn cần phải xem xét khi mua bàn chải chính là: độ dài tay cầm (thân bàn chải), độ cứng của lông bàn chải đánh răng và kích thước của đầu bàn chải.

Sai lầm trong vệ sinh răng miệng - 1

Lựa chọn bàn chải đánh răng để tránh bệnh răng miệng

Ít khi đánh răng hoặc đánh răng quá nhanh

Hãy nhớ rằng làm sạch răng cũng tốn khá nhiều thời gian vì có rất nhiều mảng bám trên răng, chúng có thể góp phần gây tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy là rất cần thiết khi ít nhất đánh răng 2 lần một ngày, tốt nhất là 3 lần và thời gian cho mỗi lần đánh là 2 phút. Các nha sĩ khuyên bạn nên coi miệng là hình vuông, đánh 4 góc, mỗi góc 30 giây.

Làm sạch răng thường xuyên

Tối đa 1 ngày nên đánh răng 3 lần, tuy nhiên có một số người lại quá chú ý và thường xuyên làm sạch răng để tránh hôi miệng. Sự “nhiệt tình” quá trong trường hợp này mang tới tác dụng phụ không mong muốn đó là gây kích thích nướu và làm suy giảm men răng.

“Bỏ qua” chỉ nha khoa

Bạn cần biết sâu răng thường xuyên tấn công nhất là vào những kẽ hở ở bề mặt răng. Thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt tại đó và rất khó để làm sạch nếu chỉ dùng bàn chải đánh răng. Còn nếu bạn cố tình bỏ bê vấn đề này thì bạn sẽ phải đối mặt với việc bị sâu răng. Vì vậy đừng “bỏ qua” chỉ nha khoa, đây là công cụ đơn giản nhất và hiệu quả nhất giúp bạn làm sạch răng tại nhà.

Đánh răng không đúng cách

Chúng ta thường đánh răng với chuyển động ngang mà không tập trung vào những khu vực khác nhau trong khoang miệng - điều này thực sự rất sai lầm. Vậy đánh răng thế nào mới là đúng “kỹ thuật”? Đầu tiên là đánh bề mặt răng hàm với chuyển động theo hướng dọc, cầm bàn chải ở góc 450. Sau đó làm sạch tới bề mặt nhai của răng hàm với chuyển động ngang và tròn. Tiếp đó làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng nhựa. Cuối cùng đừng quên súc miệng 2-3 lần một ngày.

Không vệ sinh bàn chải đánh răng

Sau khi làm sạch các mảng bám trên răng thì một số vẫn còn bám lại trên lông bàn chải vì thế nếu sau khi đánh răng bạn không rửa bàn chải thì rất có thể vi khuẩn sẽ bám trụ lại ở đó, sinh sôi nảy nở và lần sau khi bạn sử dụng lại bàn chải chúng sẽ xâm nhập vào khoang miệng. Bởi thế sau khi đánh răng hãy rửa bàn chải thật sạch và hong khô ở nơi thoáng gió.

Bàn chải điện tốt hơn bàn chải thường

Thực tế hiện nay chỉ có loại bàn chải điện chuyển động theo kiểu xoay và dao động cùng lúc là tốt hơn bàn chải thường, vì với loại chuyển động kết hợp như thế chúng sẽ loại bỏ hoàn toàn được các mảng bám. Điều cần lưu ý với những người có men răng và nướu răng nhạy cảm là  không nên ngày nào cũng sử dụng bàn chải điện. Còn với người bình thường sử dụng bàn chải điện sẽ có khả năng làm hỏng nướu và gây tổn thương men răng hơn các loại bàn chải thông thường.

Hiếm khi thay bàn chải đánh răng

Bàn chải đánh răng nên được thay 3-4 tháng một lần, nếu có thể thường xuyên hơn càng tốt. Bởi sau một khoảng thời gian sử dụng dần dần lông bàn chải mất đi tính linh hoạt và trở nên biến dạng. Khi bạn thấy màu sắc của lông bàn chải đã bị đổi màu tức là khi đó nên thay bàn chải mới.

Sai lầm trong vệ sinh răng miệng - 2

Bàn chải đánh răng nên được thay 3-4 tháng một lần

Nhai kẹo cao su thay vì đánh răng. Không phải là không tốt khi muốn làm sạch răng bằng cách nhai kẹo cao su sau khi ăn, thế nhưng bạn nên nhớ rằng điều đó không đồng nghĩa với việc không cần phải đánh răng sau đó. Có thể trong khi nhai kẹo cao su bề mặt bên ngoài của răng trông có vẻ đã được làm sạch nhưng còn các phần bên trong lại hoàn toàn bị bỏ quên, thế nên đừng bao giờ đánh đồng hai việc này vào làm một.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Thương (An ninh thủ đô)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN