Sai lầm thường mắc phải khi giải rượu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Nhiều người quan niệm rằng sau khi uống say phải uống nước chanh giải rượu, đó là một trong rất nhiều sai lầm nguy hiểm thường mắc phải. Những sai lầm khi giải rượu dễ gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.
Những sai lầm thường mắc phải khi giải rượu
Uống nước chanh
Có rất nhiều sai lầm mọi người hay mắc phải khi giải rượu cho người uống rượu say. Một trong những sai lầm khi giải rượu nhiều người mắc phải là cho người say rượu uống nước chanh hoặc các đồ uống chua.
Tuy nhiên, nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với nước uống chua dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có axit. Nên cho họ uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh…
Uống thuốc bổ gan để giải độc rượu
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mọi người không nên cố săn lùng những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu. Không có một loại thuốc giải độc nào chống được say rượu chứng minh có tác dụng hiệu quả rõ ràng. Các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần bù lại một số chất vitamin, muối, đường chứ không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu khi uống vào tỉnh trở lại là không có.
Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ của rượu, khi uống rượu, mọi người cần ăn trước lót dạ dày. Người có bệnh về gan mật, huyết áp, tim... cần thận trọng khi uống rượu. Theo khuyến cáo, với nam giới, lượng rượu nên uống một ngày không quá 50ml loại rượu 39-40 độ, bia không quá 400ml. Còn nữ giới, lượng chỉ 1/2 của nam giới.
Uống thuốc giảm đau
Thực tế không ít người có thói quen uống thêm vitamin B1, B6, acid folic… để làm giảm đau đầu khi say.
Điều này dễ có hại cho gan Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày gây chảy máu đường tiêu hoá.
Ngoài ra, khi say cũng lưu ý không uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.
Cách xử lý khi gặp người bị ngộ độc rượu
Trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nhất là có rối loạn ý thức, cần phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu cao và nằm nghiêng sang một bên.
Tốt nhất là nằm nghiêng sang bên phải có tác dụng dẫn lưu đờm dãi ra ngoài, hạn chế nguy cơ hít vào phổi đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân nôn. Tư thế này còn gọi là tư thế nghiêng an toàn. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... nhằm tránh hạ đường huyết.
Nếu bệnh nhân không tỉnh, nói ú ớ không rõ từ hoặc có dấu hiệu nặng không biết, thở nhanh và thở sâu, tím tái, chân tay lạnh… thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ, gọi xe cấp cứu tới xử lý và đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
Những việc nên làm sau khi say rượu
Bổ sung nhiều nước lọc
Sau khi uống rượu bia, bạn nên bổ sung nhiều nước, đặc biệt là nước chanh để làm giảm tác động của cồn lên hệ thần kinh. Cách này giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đau đầu và bù lại lượng nước đã mất.
Chọn món ăn loãng
Phần lớn, những người uống nhiều rượu bia thường xuyên bị nôn bởi dịch axit tích tụ nhiều trong hệ tiêu hóa. Phản ứng này khiến bạn mệt mỏi và gây cảm giác khó chịu cho dạ dày.
Vì thế, bạn nên chọn những món ăn mềm, loãng như cháo, súp, canh rau củ,... để bổ sung natri và kali giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Tập thể dục
Vận động thể chất là một trong những cách hiệu quả giúp cơ thể và tâm lý ổn định. Khi thức dậy, bạn nên đi bộ hoặc chọn những bài tập nhẹ nhàng để thư giãn. Lưu ý bổ sung nước thường xuyên và tránh vận động quá sức.
Nguồn: [Link nguồn]
Những điều này sẽ giúp bạn biết cách giảm cảm giác nôn nao và mùi hơi thở sau khi uống rượu.