Sai lầm nhỏ mà ít ai để ý khi rửa chén bát gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Rửa chén bát sai cách không chỉ làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của dụng cụ ăn uống mà còn gây hại cho sức khỏe các thành viên trong gia đình.

Rửa chén, bát hay dụng cụ sau khi ăn uống thường được coi là công việc dễ làm, việc vặt nhưng thực ra lại có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình khi thực hiện không đúng cách.

Những sai lầm khi rửa chén bát

Cục An toàn thực phẩm đã lưu ý một số sai lầm thường gặp đối với việc rửa chén bát.

Đầu tiên, khi chén, bát hoặc các dụng cụ nấu ăn còn nóng, chúng ta không nên nhúng ngay vào nước lạnh, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể gây ra biến dạng, hỏng, nứt, ảnh hưởng tới tuổi thọ của chén, bát nói chung.

Bên cạnh đó việc trực tiếp dùng miếng rửa bát nhúng nước rửa bát để rửa chén bát cũng là sai lầm thường gặp.

Lý giải điều này, Cục An toàn thực phẩm cho biết: Chén bát, nồi xoong… sau khi ăn xong sẽ có nhiều cặn thức ăn còn sót lại, thậm chí một số chỗ bị khô cứng, nếu không làm sạch hoặc làm mềm thực phẩm còn sót lại trên bát đĩa trước khi rửa, chúng ta rất dễ bỏ sót vết bẩn.

“Đây không chỉ là ổ vi khuẩn mà còn là nơi đọng lại hóa chất từ nước rửa bát”- Cục khuyến cáo.

Sai lầm tiếp theo là không thay miếng rửa bát thường xuyên. Trong khi miếng rửa bát là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn. Dụng cụ rửa bát càng cũ thì tỉ lệ vi khuẩn sinh sôi trên đó càng nhiều, ngay cả khi chúng ta thường xuyên làm sạch, phơi khô thì cũng khó tránh khỏi vi khuẩn còn sót lại.

Theo đó, việc thay miếng rửa bát thường xuyên một tuần/lần sẽ tốt hơn là để mỗi tháng hoặc nửa tháng thay một lần.

Một sai lầm phổ biến khác là đổ nước rửa bát trực tiếp lên dụng cụ ăn uống, nấu nướng và sử dụng nước rửa chén nhiều hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất, trong mỗi lần rửa.

Những hành động trên chưa chắc đã giúp cho chén bát của bạn sạch hơn, mà còn khiến cho hóa chất tẩy rửa khó bị loại bỏ hoàn toàn khi bạn tráng qua nước sạch.

Ngoài ra, với nhịp sống bận rộn nhiều người có thói quen dồn chén bát ăn các bữa ăn trong ngày để rửa một lần vào cuối ngày hoặc qua ngày rồi rửa.

Khi đó chén bát sẽ được ngâm vào bồn rửa. Đây là thói quen tai hại, khiến vi khuẩn sinh sôi và bám sâu vào chén, bát xoong nồi, gây ảnh hưởng về lâu dài.

Rửa chén bát sai cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. ẢNH: Canva

Rửa chén bát sai cách sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. ẢNH: Canva

Rửa chén, bát đúng cách

Những sai lầm trên là khá phổ biến gây ảnh hưởng tới tuổi thọ của chén, bát và dụng cụ nấu ăn, cũng như sức khỏe các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, các chuyên gia đã gợi ý cách rửa chén bát đúng cách.

Cụ thể, chén bát sau khi ăn xong nên xả nước ấm ngâm trong khoảng 10 phút, để các cặn thức ăn mềm ra, giúp quá trình rửa được sạch hơn.

Sau khi tráng hết phần thức ăn còn dính lại trên bát đũa, bạn mới bắt đầu rửa.

“Để đảm bảo an toàn, hãy hòa nước rửa bát với lượng vừa đủ vào nước ấm, tạo bọt rồi mới bắt đầu rửa. Sau khi rửa, đảm bảo tráng ít nhất 2 lần với nước sạch để đảm bảo dụng cụ ăn uống không còn dính hóa chất trên bề mặt”- Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.

Ngoài ra, sau khi rửa sạch, cần úp chén bát nơi khô ráo để tránh hình thành nấm mốc. Với các gia đình cất chén trong tủ, hãy lau khô trước khi chất chúng vào tủ kín.

Sau khi ăn xong, không rửa bát ngay là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến vi khuẩn có hại sinh sôi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HẠ QUYÊN ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN