Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh sẽ biến nơi đây thành ổ vi khuẩn chết người

BS Trần Văn Phúc cảnh báo, một trong những nguyên nhân gây ngộ độc xuất phát từ chiếc tủ lạnh do sử dụng không đúng cách.

Ngày 10/9 xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến 58 em học sinh ở Đông Anh, Hà Nội nguyên nhân ban đầu được cho là thức ăn có nhiễm vi sinh vật, cơ quan chức năng đang lấy mẫu xét nghiệm và điều tra.

BS Trần Văn Phúc cho biết, ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân đó lại xuất phát từ chiếc tủ lạnh do chúng ta sử dụng không đúng cách, đặc biệt là thức ăn thừa từ bữa trước, hoặc thực phẩm để lâu ngày, hay quá nhiều thực phẩm sống chín trộn lẫn; nó biến chiếc tủ lạnh tiện lợi thành ổ chứa vi khuẩn khổng lồ.

Tủ lạnh sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Tủ lạnh sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Theo BS Phúc, trong tủ lạnh, luôn tồn tại nhóm vi khuẩn với tên gọi là Psychrophilic Bacteria (vi khuẩn chịu lạnh).

BS Phúc cho biết, nguyên tắc chung khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, cần chú ý thực phẩm sống và chín không được trộn lẫn dẫn đến thực phẩm bị biến chất hoặc nhiễm khuẩn, không để lâu ngày, không để quá nhiều, phải bọc kín cẩn thận.

Một số loại thực phẩm để vào tủ lạnh ngoài nguy cơ nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến thay đổi mùi vị, giảm dinh dưỡng và thậm chí nhanh hỏng hơn, trong khi bảo quản ở nhiệt độ phòng sẽ tốt hơn.

Bánh mì: Bánh mì để trong tủ lạnh rất dễ bị khô, cứng và đóng xỉ, mùi vị không ngon như khi bảo quản ở nhiệt độ thường.

Hạt cà phê: Hạt cà phê để trong tủ lạnh rất dễ hút mùi đặc trưng của các loại thực phẩm khác, đồng thời nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến hạt cà phê bị tách nước, ảnh hưởng đến mùi thơm, mất đi vị ngọt và không còn đậm đà.

Rượu vang đỏ: Việc bảo quản rượu vang đỏ thích hợp nhất là ở nhiệt độ ổn định khoảng 12℃.

Tương ớt: Tương ớt có thể bảo quản trong lâu dài ở nhiệt độ phòng bình thường.

Mật ong: Mật ong để trong tủ lạnh dễ đẩy nhanh tốc độ kết tinh đường và ảnh hưởng đến mùi vị.

Cà chua: Nếu để cà chua trong tủ lạnh lâu, phần cùi sẽ mềm và phồng rộp, hoặc xuất hiện các đốm đen, héo theo thời gian.

Một số rau củ quả: Khoai tây, khoai lang để trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp sẽ cứng lại và tạo ra vị như cát. Cà rốt, bí ngô, các loại rau khác có thể để ở nhiệt độ phòng thoáng, mát, nếu để lâu trong tủ lạnh có thể bị đen và mềm.

Hành tây: Nếu để hành tây trong tủ lạnh quá lâu sẽ dễ bị mất độ ẩm và gây nấm mốc, đồng thời mùi vị của hành tây sẽ ảnh hưởng đến các thực phẩm khác.

Tỏi: Bảo quản tỏi trong trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp có thể khiến tỏi dễ bị nảy mầm, hư hỏng hoặc mốc, tép tỏi cũng bị mềm nhũn, mất mùi vị.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội: Hơn 20 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột sau bữa ăn ở trường

Có 22 học sinh nghi ngờ nhiễm khuẩn đường ruột do vi sinh vật sau bữa ăn bán trú trưa 9/9 tại Trường Tiểu học Tiên Dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN