Rượu là thủ phạm gây 7 loại ung thư, khi uống rượu cần chú ý 3 điểm này
Theo nghiên cứu cho thấy, rượu làm phát triển ung thư vú, gan và các loại ung thư khác. Ngay cả việc uống rượu vừa phải cũng có nguy cơ cao.
Năm 2017, một bài báo đăng tải trên trang Guardian của Anh đưa tin nghiên cứu cho thấy rượu là thủ phạm của 7 loại ung thư. Các chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo có liên quan khi uống rượu.
Jenny Connor, một giáo sư tại khoa Y học Dự phòng và Xã hội tại Đại học Otago ở New Zealand cho biết, có bằng chứng thuyết phục cho thấy rượu là thủ phạm chính gây ung thư ở 7 bộ phận trên cơ thể (hoặc thậm chí nhiều bộ phận hơn).
Nghiên cứu cho thấy có những bằng chứng dịch tễ học chứng minh rượu gây 7 loại ung thư: Vòm họng, thanh quản, thực quản, gan, đại tràng, trực tràng và vú. Điều đáng nói là ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rượu còn có thể gây ung thư da, tuyến tiền liệt và tuyến tụy.
Acetaldehyde – chất gây ung thư mạnh
Trương Diễu, một chuyên gia tại Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Thẩm Dương, Trung Quốc cho biết, mặc dù rượu vang có thể được chia thành nhiều loại khác nhau như rượu vang đỏ, bia và rượu mạnh nhưng thành phần hóa học chính của rượu là ethanol. Bản thân chất này không gây ung thư nhưng chiếm khoảng 95%.
Ethanol đi vào cơ thể sẽ được xử lý ở gan. Một phần sản phẩm của quá trình dị hóa là acetaldehyde, một chất gây ung thư. Ví dụ, trong gan, acetaldehyde có thể khiến tế bào gan phát triển với tốc độ bất thường, từ đó gây ra những thay đổi về gen và cuối cùng gây ung thư.
Nguy cơ phát triển ung thư do uống rượu phụ thuộc vào lượng rượu tiêu thụ. Một số loại rượu chất lượng thấp được ủ từ ngũ cốc bị mốc, chứa một lượng lớn độc tố aflatoxin. Chất độc này không thể loại bỏ được trong quá trình ủ rượu. Aflatoxin là chất gây ung thư mạnh, có thể gây ung thư gan và ung thư dạ dày.
Lưu ý khi uống rượu
Nếu nhất định phải uống rượu, bạn nên chú ý 3 điểm sau:
- Cố gắng uống rượu có nồng độ cồn thấp.
- Liều lượng phải được kiểm soát. Trong một số trường hợp, người khỏe mạnh có thể uống vừa phải một ít rượu lên men (rượu, bia, rượu gạo…), người già tốt nhất không nên uống rượu chưng cất (rượu trắng), thậm chí cả rượu thương hiệu nổi tiếng.
- Uống rượu khi bụng đói có hại nhất cho cơ thể, làm tăng tình trạng hạ đường huyết, huyết áp cao, thậm chí nguy cơ tử vong. Trước khi uống rượu nên ăn thực phẩm giàu protein, vitamin như đậu, trứng, sữa, rau tươi,...
Ngoài ra, bạn cần phải nhớ rằng “1 ngụm rượu” vẫn có hại cho cơ thể, sẽ làm tăng gánh nặng rượu lên các cơ quan trong thời gian ngắn.
Nguồn: [Link nguồn]
Thời điểm Tết sắp đến, bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại nước uống đề phòng trong trường hợp mình say rượu.