Rượu ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

Uống rượu quá nhiều có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe não bộ của bạn.

Những ngày lễ tết, rượu là thức uống có mặt trong bữa ăn của nhiều gia đình. Uống rượu thường xuyên có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe não bộ.

Rượu được tiêu hóa như thế nào?

Sau khi đi vào cơ thể, rượu sẽ được chuyển hóa theo nhiều con đường khác nhau với sự tham gia của hai enzyme là dehydrogenase (ADH) và aldehyd dehydrogenase (ALDH). Rachel Rohaidy, bác sĩ tâm thần của Viện khoa học thần kinh Miami (Mỹ) giải thích: “Khi bạn uống rượu, rượu sẽ được hấp thụ vào máu, chủ yếu vào ruột non. Tĩnh mạch làm nhiệm vụ thu thập lượng máu, sau đó gửi đến gan, nơi nó tiếp xúc với các enzym phân hủy rượu và các sản phẩm phụ của nó."

Rượu ảnh hưởng đến não bộ như thế nào? - 1

Sau khi đi qua ruột non, rượu sẽ nhanh chóng được hấp thụ vào máu và phân tán khắp cơ thể, bao gồm não, thận và phổi. Sarah Schlichter, chuyên gia dinh dưỡng hiện đang làm việc tại Mỹ cho biết: “Khi đã vào máu, rượu sẽ ảnh hưởng đến não trước tiên. Ở hầu hết những người khỏe mạnh, máu lưu thông khắp cơ thể trong 90 giây, do đó rượu ảnh hưởng đến não và tất cả các cơ quan khác trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu vừa ăn vừa uống rượu, thức ăn có thể làm chậm đáng kể quá trình hấp thụ rượu vào máu."

Rượu ảnh hưởng đến não bộ như thế nào? - 2

Bao nhiêu rượu là an toàn?

Thực tế, vẫn chưa có nghiên cứu hay công nhận về lượng rượu được coi là an toàn. Một nghiên cứu năm 2021 trên tạp trí Nutrients cho thấy, uống rượu thường xuyên sẽ làm thay đổi cấu trúc não của bạn, dẫn đến rối loạn chức năng quan trọng liên quan đến kiểm soát hành vi, điều chỉnh cảm xúc.

Rượu gây độc cho mọi tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy, chúng ta không thể đánh giá mức độ an toàn của rượu nói chung mà còn phải xem xét lượng rượu nạp vào cơ thể, tần suất uống rượu và bệnh nền của người uống.

Rượu ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?

Rượu ảnh hưởng đến não bộ như thế nào? - 3

1. Rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh

Chuyên gia Schlichter cho biết: “Nghiên cứu đã liên kết mức độ sắt cao hơn trong não với các bệnh thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson và Alzheimer”. Theo một nghiên cứu vào tháng 7 năm 2022 được công bố trên PLOS One bao gồm 20.729 người tham gia, uống hơn 4 ly tiêu chuẩn mỗi tuần có thể làm thay đổi nồng độ chất sắt trong não, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh. Schlichter nói: “Mức độ sắt cao hơn cũng có liên quan đến chức năng điều hành và thời gian phản ứng chậm hơn”.

2. Rượu có thể làm giảm thể tích não

Nếu bạn muốn duy trì thể tích não khi già đi, việc kiêng rượu có thể có lợi. Trong một nghiên cứu vào tháng 3 năm 2022 được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng uống 1-2 ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm thể tích não. Ngoài ra, tổng lượng thể tích bị mất tăng lên khi lượng rượu tiêu thụ tăng lên.

Nguồn: [Link nguồn]

Những đồ uống không chứa cồn đang ngày càng phổ biến khi ngày càng có nhiều người chọn theo lối sống kiêng rượu nghiêm ngặt. Một nghiên cứu cho thấy,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Thương (Theo Eating Well) ([Tên nguồn])
Uống rượu bia đúng cách Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN