Rơi vào tình huống nhạy cảm khi khám cho bệnh nhân nữ, bác sĩ phát minh ra ống nghe y tế

Sự kiện: Sống khỏe

Phương pháp khám bệnh truyền thống gây ra không ít tình huống khó xử giữa bác sĩ nam và bệnh nhân nữ. Chính vì thế, việc ra đời của ống nghe y tế đã thay đổi lịch sử y học vĩnh viễn.

Khi nhắc tới bác sĩ, có thể bạn đang hình dung tới một người mặc áo blouse trắng, thường xuyên có một chiếc ống nghe đeo quanh cổ. Chỉ mới khoảng 200 năm thôi, công cụ này đã phổ biến khắp nơi, cả trong ngành thú y.

Cũng như nhiều phát minh vĩ đại khác, ống nghe được tạo ra từ một nhu cầu đơn giản nhưng rất thiết thực đối với các bác sĩ.

Chiếc ống nghe đầu tiên ra đời như thế nào?

Vào đầu thế kỷ 19, cách phổ biến nhất để bác sĩ lắng nghe được nhịp tim và tiếng hơi thở của bệnh nhân là bằng cách áp tai nghe của mình trực tiếp vào ngực hoặc lưng. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan giữa bệnh nhân nữ và bác sĩ nam, phương pháp khám này có thể gây ra một số tình huống khó xử.

Chân dung bác sĩ người Pháp Rene Laennec.

Chân dung bác sĩ người Pháp Rene Laennec.

Vào một ngày nọ, khi phải đối mặt với một nữ bệnh nhân béo phì bị bệnh tim, bác sĩ người Pháp Rene Laennec không chỉ cảm thấy lúng túng khi sử dụng phương pháp truyền thống mà còn tin rằng, mình không thể nghe được nhịp tim của bệnh nhân một cách chính xác.

Chính vì thế, ông đã cuộn một mảnh giấy thành hình trụ, buộc nó bằng dây, đặt một đầu lên ngực bệnh nhân và đầu còn lại vào tai mình. Ông không ngờ dụng cụ này có thể phóng đại âm thanh của nhịp tim lên rất nhiều. Kể từ đó, chiếc ống nghe y tế ra đời và việc khám bệnh đã thay đổi vĩnh viễn.

Rơi vào tình huống nhạy cảm khi khám cho bệnh nhân nữ, bác sĩ phát minh ra ống nghe y tế - 2

Bác sĩ Laennec có ý định cải tiến phát minh của mình, ông sớm chế tạo được một dụng cụ đơn giản có thể sử dụng cho tất cả các bệnh nhân. Sản phẩm ông chế tạo đầu tiên là một hình trụ rỗng bằng gỗ, đường kính khoảng 25cm x 3cm. Sau này, ông đã thay đổi nó và có thể tháo rời được 3 phần.

Sự cải tiến của chiếc ống nghe theo thời gian

Trong suốt nhiều năm sau đó, có không ít những cải tiến xung quanh thiết kế chiếc ống nghe ban đầu. Chẳng hạn như, người ta đã làm một đầu của ống nghe có hình dạng chiếc chuông để truyền được những âm thanh âm vực thấp, phần giữa của ống nghe phẳng hơn, che chắn phần cuối bằng màng ngăn chất liệu giấy hoặc ngà voi. Vật liệu còn có thể bao gồm gỗ các loại, thủy tinh, bạc, đồng…

Rơi vào tình huống nhạy cảm khi khám cho bệnh nhân nữ, bác sĩ phát minh ra ống nghe y tế - 3

Ngoài ra, bác sĩ khi khám bệnh cho người nghèo thường sử dụng một ống nghe cực dài khoảng 35cm, để khám cho những bệnh nhân không sạch sẽ, có bọ chét mà không cần phải đến quá gần.

Năm 1840, bác sĩ người Anh Golding Bird đã tạo ra một phiên bản ống nghe kiểu mới với chất liệu mềm dẻo. Một thập kỷ sau, bác sĩ người Ireland Arthur Leared đã phát minh ra một phiên bản có thể lắp vào cả 2 tai. Đây là một sự thay đổi quan trọng, chất dẻo này được gọi là gutta-percha. Sau này, chiếc ống nghe 2 tai đầu tiên được trưng bày tại một triển lãm lớn ở London vào năm 1851.

Rơi vào tình huống nhạy cảm khi khám cho bệnh nhân nữ, bác sĩ phát minh ra ống nghe y tế - 4

Năm 1953, tiến sĩ George Cammann ở New York đã cải tiến thành công và ống nghe được đưa vào sản xuất thương mại. Phiên bản của tiến sĩ Cammann không được cấp bằng sáng chế vì ông tin rằng, thiết bị này nên được cung cấp miễn phí cho tất cả các bác sĩ.

Vào đầu những năm 1960, giáo sư Đại học Harvard David Littmann đã tạo ra một phiên bản nhẹ hơn so với các mẫu trước đó và cải thiện được âm học. Phiên bản này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới cho tới ngày nay.

Phát minh đột phá: Kẹo cao su giúp... giảm lây COVID-19

Các nhà khoa học Mỹ đã sáng chế ra một loại kẹo cao su giúp... bẫy virus SARS-CoV-2. Sử dụng nó trước khi làm việc gì phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Dvm360) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN