Rau ngải cứu rất tốt nhưng có thể là "thuốc độc" với một số người
Ngải cứu là loại rau có dược tính cao, với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật, thậm chí tê liệt, tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Lợi ích khi ăn ngải cứu
Theo Đông y, rau ngải cứu vừa là món ăn ngon bổ cho sức khỏe vừa là loại cây thuốc chữa bệnh.
Ngăn ngừa ung thư
Cây ngải cứu có hàm lượng artemisinins cao. Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng phản ứng với sắt tạo thành các gốc tự do. Mặt khác, các tế bào ung thư lại chứa hàm lượng sắt cao hơn các tế bào khỏe mạnh, do đó sử dụng ngải cứu trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh ung thư sẽ rất có lợi.
Điều trị đau khớp
Trong y học cổ truyền, ngải cứu được sử dụng như một bài thuốc để điều trị đau mỏi khớp nhờ các thành phần hoạt tính có tác dụng giảm đau, giảm viêm.
Bên cạnh đó, kết hợp ngải cứu và muối biển sẽ góp phần đả thông khí huyết, làm ấm cơ thể, cải thiện khả năng vận động, rất có lợi trong việc điều trị viêm khớp.
Giảm đau bụng kinh
Ngải cứu được sử dụng để giảm đau bụng kinh và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Bởi ngải cứu có chất moxibnance có thể điều trị chứng đau bụng kinh.
Điều trị sốt rét
Sốt rét là một căn bệnh nguy hiểm do một loại ký sinh trùng truyền nhiễm bệnh và xâm nhập vào các tế bào hồng cầu của con người qua vết đốt của muỗi.
Artemisinin có trong ngải cứu có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng nhờ vào việc tạo ra các gốc tự do phá vỡ thành tế bào của ký sinh trùng sốt rét.
Diệt ký sinh trùng
Ngoài các tác dụng trên, cây ngải cứu còn được dùng để diệt ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và sán dây. Điều này là do ngải cứu có khả năng gây tê liệt, thay đổi cấu trúc của giun và đẩy chúng ra ngoài.
Thúc đẩy hệ tiêu hóa
Ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có tác dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi và khí đốt.
Ngoài ra, ngải cứu hỗ trợ chữa lành các vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân… Các nghiên cứu cho thấy, trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, thành phần này hoạt động như chất gây tê nhẹ, giúp làm giảm cơn đau nhức tại khớp bị viêm. Bên cạnh đó là sự góp mặt của flavonoid, hoạt chất có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau rất tốt.
"Đại kỵ" khi ăn ngải cứu
Vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Những người có bệnh lý sau tuyệt đối không nên ăn ngải cứu:
Người mắc bệnh thận
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá ngải cứu có một mức độ độc nhất định đối với thận. Nếu sử dụng ngải cứu quá nhiều có thể dẫn đến cơ thể mất năng lượng, chóng mặt, ù tai, và thậm chí là tổn thương thận.
Người bị viêm gan
Tinh dầu trong ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính. Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.
Phụ nữ mang thai thời kỳ đầu
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, chính do tác dụng này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.
Người bị huyết áp cao ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cần tuân thủ một thực đơn ăn kiêng...
Nguồn: [Link nguồn]