Rau mùi không chỉ làm gia vị mà còn là thảo dược chữa sởi, ít sữa
Rau mùi là một loại rau gia vị rất phổ biến trong các bữa cơm của người Việt. Ngoài làm rau gia vị, rau mùi còn là một vị thuốc trị bệnh.
1. Đặc điểm của cây rau mùi
Rau mùi còn gọi là hồ tuy, hương tuy, nguyên tuy, ngò, ngổ, ngổ thơm.
Tên khoa học Coriandrum sativum L. thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).
Quả mùi (Fructus Coriandri) ta thường gọi nhầm là hạt mùi là quả chín phơi hay sấy khô của cây mùi. Mùi còn gọi là hồ tuy vì hồ là nước Hồ (tên Trung Quốc đặt cho các nước ở Ấn Độ, Trung Á), tuy là ngọn và lá tản mát.
Xưa kia Chương Khiên người Trung Quốc đi sứ nước Hồ mang giống cây này về có lá thưa thớt, tản mát.
Cây mùi sống hàng năm, cao 0,35-0,50m, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài, 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn và bản thân lại thường xẻ thành 3 thùy, mép thùy có khía răng tròn và to. Những lá phía trên có lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ, nhọn.
Toàn thân và lá vò có mùi thơm dễ chịu. Hoa trắng hay hơi hồng, họp thành tán gồm 3-5 gọng, không có tổng bao, tiểu bao gồm 2-3 lá chét đính ở một phía. Quả bế đôi hơi hình cầu, nhẵn, dài 2,5-4mm, gồm 2 nửa (phân liệt quả), mỗi nửa có 4 sống thẳng và hai sống chung cho cả hai nửa.
Cây rau mùi.
Cây mùi được trồng phổ biến ở khắp nước ta nhưng chỉ thấy để lấy lá làm gia vị hay một số ít dùng trong ngày tết nấu nước tắm cho thơm. Tại nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, người ta trồng đại quy mô để lấy quả làm thuốc và cất tinh dầu dùng trong công nghiệp nước hoa.
Cây mùi ưa đất kiềm, mát, dễ hút nước, cày bừa kỹ, tránh nơi đất sét và râm mát vì cây mùi ưa ánh sáng.
Quả chín tới đâu thu hái tới đấy để tránh cho những quả chín quá khỏi rụng. Hái toàn tán, phơi nắng cho khô rồi đập lấy quả, tiếp tục phơi nắng cho khô và bảo quản tránh ẩm. Khi khô, quả mùi mất mùi hôi và trở thành thơm dễ chịu.
Ngoài quả ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc.
Trong quả mùi có 0,3 đến 0,80, có khi tới 1% tinh dầu. Ngoài ra, còn 13-20% chất béo, 16-18% chất protein, 3-8% xenluloza và 13% chất không nitơ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là 70-90% linalola quay phải (còn gọi là coriandrola, 5% d pinen, limonen, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geraniola và bocneola).
Trong lá và thân cũng chứa trên dưới 1% tinh dầu.
Rau mùi rất phổ biến trong các bữa ăn của người Việt.
2. Công dụng và liều dùng
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, quả mùi là một vị thuốc được dùng trong đông y và tây y.
Tây y dùng quả mùi làm thuốc trung tiện, làm dễ tiêu, kích thích và giúp tiêu hóa. Công nghiệp nước hoa, hương liệu cho chè và rượu mùi dùng nhiều hơn nữa.
Tính chất quả mùi theo tài liệu cổ: Vị cay, tính ôn, có tác dụng phát tán, thúc đậu sởi cho mọc, trừ tà khí, khu phong, long đờm, dùng làm thuốc mạnh dạ dày, tiêu cơm, thông khí ở bụng dưới, lợi đại tiểu trường, sởi đậu không mọc. Những người phàm chứng cước khí, sâu răng, hôi miệng không nên ăn...
Hiện nay quả mùi được dùng thúc sởi đậu mọc. Tán quả mùi, hòa vào rượu mà phun thì đậu sởi mọc ngay. Ngoài ra, còn dùng làm thuốc giúp tiêu hóa, chữa ho, ít sữa. Mỗi ngày dùng 4-10g quả mùi, hoặc 10-20g lá hoặc cây tươi dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Quả mùi là vị thuốc trị bệnh.
3. Đơn thuốc có quả mùi theo kinh nghiệm
3.1 Đậu sởi không mọc
Quả mùi 80g tán nhỏ, rượu 100ml, nước 100ml. Đun sôi, đậy kín tránh bay hơi. Lọc bỏ bã. Phun từ đầu đến chân, trừ mặt. Đậu sẽ mọc ngay (kinh nghiệm dân gian).
3.2 Đẻ xong cạn sữa
Quả mùi 6g, nước 100ml. Đun sôi trong 15 phút, chia hai lần uống trong ngày.
3.3 Mặt có những nốt đen
Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần.
Nguồn: [Link nguồn]
Rau mùi được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, một số tác dụng phụ của rau mùi rất...