Rất khó phân biệt cồn giả và cồn thật, cách làm cồn rửa tay nhanh hiệu quả
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định, rất khó phân biệt cồn giả và cồn thật nếu cơ sở sản xuất cố tình làm trái và không ghi rõ trên nhãn mác.
Trước diễn biến của dịch Covid-1 ngày càng phức tạp, đến ngày 13/3, Việt Nam đã ghi nhận 45 ca nhiễm Covid-19, nhiều người đi mua cồn sát trùng tay để phòng dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải cũng mua được đúng loại cồn đảm bảo sát trùng và an toàn cho sức khỏe.
Trao đổi với PV, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng lo ngại, sẽ có người thiệt mạng nếu sử dụng cồn công nghiệp (cồn giả) bởi in trên nhãn là cồn ethanol, tuy nhiên thực tế lại là cồn chứa methanol.
Theo đó, cồn công nghiệp được tạo ra thông qua quá trình chỉ chưng cất tách nước do đó không những bao hàm nồng độ methanol cao mà còn chứa nhiều chất khác như buthanol…Những chất này có thể gây mù mắt, ngộ độc, thậm chí tử vong.
Còn cồn thực phẩm chủ yếu chỉ chứa ethanol có thể được dùng trong y tế với tác dụng sát trùng có các nồng độ 70%, 90%, 96% và 99%. Cồn này có thể dùng trong ngành thực phẩm, mỹ phẩm, nước rửa, sát trùng.
“Chính vì vậy, khi đi mua cồn, nên chú ý về tính năng sử dụng. Nếu một số đơn vị làm đàng hoàng thì họ sẽ ghi rõ như: Chỉ sử dụng trong sản xuất kinh doanh, lau chùi công nghiệp, tuyệt đối không được uống, tránh tiếp xúc với da và mặt. Ngược lại, một số nơi chỉ vì lợi ích cá nhân thì sẽ không ghi rõ trên nhãn mác", ông Thịnh nói.
Để người dân kiểm tra sản phẩm cồn công nghiệp và cồn công nghiệp rất khó. Do đó, chuyên gia đề nghị phải biện pháp kiểm soát thành phần methanol trong cồn sát trùng; Yêu cầu ghi rõ hàm lượng methanol, ethanol trên nhãn mác chai/lọ, trường hợp chứa cồn công nghiệp methanol phải ghi rõ "chứa cồn công nghiệp methanol”.
Trước đó, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trung tâm đã từng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc methanol do sử dụng cồn sát trùng chứa hoàn toàn là methanol, không tìm thấy ethanol như yêu cầu đối với cồn y tế (yêu cầu có 70-90% là ethanol). Khi đó hiệu quả sát trùng không đảm bảo, dễ dẫn tới nhiễm trùng vết mổ, vết thương.
Do đó, Bệnh viện Bạch Mai từng đề nghị nên đóng chai, lọ cồn sát trùng với nhãn mác khác với nước cất để tránh nhầm lẫn, nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Cách làm cồn rửa tay nhanh hiệu quả:
PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh cho biết, cách làm cồn 70 độ rất nhanh và hiệu quả như sau:
Lấy 80ml cồn 90 độ đem pha loãng với 20ml nước sạch, khi đó sẽ thu được về 100ml loại cồn 70 độ.
Ngoài ra, để dung dịch sát trùng trở nên dễ chịu hơn trong quá trình rửa tay, có thể cho một vài loại tinh dầu còn có khả năng khử trùng, diệt khuẩn hiệu quả như: Tinh dầu quế, bạc hà, nghệ, hồi, oải hương, kinh giới, tràm trà,...
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cách ly y tế bao gồm cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tại cơ sở cách ly tập trung và cách...
Nguồn: [Link nguồn]