Quý ông hết sức cẩn trọng nếu thấy mạch máu nổi chằng chịt ở vị trí nhạy cảm này

Phần bìu bất ngờ nổi nhiều mạch máu đỏ, rất có thể bạn đã bị giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh đề cập đến sự uốn cong và giãn nở bất thường của các tĩnh mạch trong thừng tinh của bìu nam, khiến các tĩnh mạch bị sưng lên. Gân xanh nổi lên chằng chịt và kích thước của bìu không đối xứng.

Ở nam giới trẻ, khoảng 15% sẽ bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, trong đó hơn 90% xảy ra ở bìu trái, 10% xảy ra ở cả hai bên, nhưng hiếm khi xảy ra ở bìu phải.

Quý ông hết sức cẩn trọng nếu thấy mạch máu nổi chằng chịt ở vị trí nhạy cảm này - 1

Mạch máu của con người được chia thành động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Máu chảy từ tim qua các động mạch và mao mạch qua toàn bộ cơ thể, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô khác nhau.

Máu đến tĩnh mạch chậm và áp lực nhỏ, trong đó có các van ngăn máu chảy ngược, tuy nhiên, khi van tĩnh mạch bị suy, cộng với tác dụng của trọng lực, máu có thể tích tụ lại thành một lượng lớn ở tĩnh mạch xa (như tĩnh mạch thừng tinh), và quá tải làm cho các thành tĩnh mạch dần dần yếu đi do sự đàn hồi mệt mỏi, gây giãn tĩnh mạch.

Tại sao giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở bìu trái?

Máu từ đám rối màng trong thừng tinh thu thập từ tinh hoàn và chảy ngược lên tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái và bên phải tương ứng. Tĩnh mạch thừng tinh bên phải đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ bụng trong khi bên trái đổ vào tĩnh mạch thận nên áp lực cao hơn, máu chảy ngược khó khăn, tĩnh mạch tinh phình to bất thường, tạo thành giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Nhóm người dễ bị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường xảy ra ở những đối tượng sau:

- Những người lớn tuổi

- Người tập thể dục thường xuyên hoặc tập bụng trong thời gian dài.

- Thanh thiếu niên có chức năng sinh dục mạnh mẽ và tuần hoàn máu dồi dào, dẫn đến tình trạng bìu bị nghẹt thường xuyên

Quý ông hết sức cẩn trọng nếu thấy mạch máu nổi chằng chịt ở vị trí nhạy cảm này - 2

Nếu tuổi khởi phát trên 35 tuổi, có thể đi kèm các bệnh như:

- Khối u thận

- Thận ứ nước

- Phù thủng niệu quản

- Khối u niệu quản

- Khối u sau phúc mạc

- Nhồi máu tĩnh mạch chậu

- Xơ gan

- Khối u gan

Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Hầu hết bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng rõ ràng và thường được bác sĩ chẩn đoán khi khám sức khỏe. Tuy nhiên, khoảng 2-30% bệnh nhân sẽ bị sưng bìu từng cơn, đau khi quan hệ tình dục, đi lại lâu và đứng lâu. Tình trạng này trầm trọng hơn khi tập thể dục gắng sức và thuyên giảm bằng cách nằm xuống, nhưng tái phát khi các hoạt động được tiếp tục.

Về hình thái bên ngoài, khi bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thấy vị trí tinh hoàn bên bị sa thấp, thừng tinh dày, có thể thấy các mạch máu sau tinh hoàn sưng to, có thể nhìn thấy các mạch máu giống hình con giun. Các mạch máu giãn tĩnh mạch có thể nhìn thấy rõ ràng bằng mắt thường.

Quý ông hết sức cẩn trọng nếu thấy mạch máu nổi chằng chịt ở vị trí nhạy cảm này - 3

Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ làm cho nhiệt độ vùng bìu, tinh hoàn và phần phụ của tinh hoàn tăng cao bất thường, đồng thời sẽ gây ra tình trạng ứ máu và thiếu oxy cục bộ của tinh hoàn, từ đó cản trở quá trình trao đổi chất của tinh hoàn, làm suy giảm chất lượng tinh trùng.

Khoảng 40% bệnh nhân vô sinh nam có vấn đề về giãn tĩnh mạch thừng tinh và hơn một nửa trong số họ có chất lượng tinh trùng kém hơn bình thường. Tuy nhiên, sau phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh, khoảng 70% chất lượng tinh trùng của bệnh nhân được cải thiện, và 30% bệnh nhân có thể cùng đối tác thụ thai tự nhiên thành công trong vòng 1 năm sau phẫu thuật.

Nguồn: [Link nguồn]

Chàng trai cao 1m80 nhưng ”cậu nhỏ” tí hon, bất ngờ khi tìm ra thủ phạm

Bệnh nhân nam 14 tuổi đươc mẹ đưa đến bác sĩ Nam khoa khám với lý do bộ phận sinh dục nhỏ và nhiều biểu hiện bất thường khác. Kết quả bất ngờ, bệnh nhân mang bộ nhiễm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo CHÂU GIANG (Theo Helloyishi) ([Tên nguồn])
Sức khỏe sinh sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN