Quầng thâm ở mắt không chỉ do thức khuya mà còn là dấu hiệu của những bệnh sau
Nếu bạn ngủ đủ giấc, đời sống tinh thần thoải mái nhưng vẫn bị quầng thâm ở mắt thì hãy nghĩ ngay tới những căn bệnh này.
Dấu hiệu điển hình nhất của việc thức khuya là “mắt gấu trúc”. Vậy nên, nhiều người mặc định rằng cứ thấy có quầng thâm ở mắt thì chắc hẳn là do thức khuya, thiếu ngủ gây ra. Ngoại trừ yếu tố thiếu ngủ, quầng thâm ở mắt còn là dấu hiệu của 5 căn bệnh sau đây:
1. Đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều
Đối với phụ nữ, nếu nhận thấy mắt có quầng thâm trong thời gian dài, ngay cả khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên dụng mà cũng không thể loại bỏ, hãy nghĩ tới một số căn bệnh phụ khoa. Đó có thể là do kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh gây ra.
Trong Y học Cổ truyền Trung Quốc, người ta tin rằng kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh là do khí huyết lưu thông kém cùng với máu ứ, mới dẫn tới tình trạng thâm mắt. Ngoài ra, thâm mắt còn biểu hiện rối loạn chức năng máu.
2. Bệnh gan
Gan là cơ quan giải độc quan trọng của cơ thể. Nếu chức năng gan bất thường, nó sẽ dẫn tới việc gan không thể thải độc được, theo thời gian sẽ gây ra hiện tượng kết tủa melanin ở mắt.
Đối với những người mắc bệnh gan mạn tính, gan thường không thể phân hủy độc tố, nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, do đó quầng thâm sẽ xuất hiện ở mắt.
3. Thận yếu
Y học Cổ truyền Trung Quốc tin rằng thận là cơ quan diễn ra quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất. Khi chức năng thận bị suy yếu, nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều vùng da, trong đó có vùng da dưới mắt. Những người có bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận thường có mắt bị thâm. Ngoài ra, việc vợ chồng “yêu” quá nhiều cũng khiến thận yếu đi và dẫn tới sự xuất hiện của quầng thâm.
4. Viêm dạ dày mãn tính
Ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính, việc khó tiêu và kém hấp thu lặp đi lặp lại nhiều lần cũng làm xuất hiện quầng thâm ở mắt. Đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa kèm theo suy nhược thần kinh dễ bị thâm mắt.
5. Viêm mũi
Những người bị viêm mũi dễ bị hắt hơi và chảy nước mũi quanh năm. Điều này sẽ làm cho lưu lượng máu gần xoang dưới mắt bị cản trở gây ra quầng thâm. Đặc biệt, hầu hết bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng sẽ luôn có quầng thâm ở mắt.
Ngoài các nguyên nhân gây ra các bệnh trên, quầng thâm cũng liên quan đến 3 yếu tố như sau:
- Thiếu ngủ, thức khuya, thuốc lá, uống rượu, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm. Những thứ này sẽ gây ra rối loạn nội tiết, gây ra quầng thâm.
- Vùng da quanh mắt là nơi rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Khi môi trường thay đổi, ánh nắng mặt trời quá gay gắt, sắc tố melanin có xu hướng tập trung ở vùng mắt trước, khiến vùng da bị thâm lại.
Các mạch máu quanh mắt có thể bị vỡ nếu chịu tác dụng của lực từ bên ngoài. Lúc này, xung huyết sẽ xuất hiện.
Làm thế nào để loại bỏ quầng thâm?
Ngoài việc điều trị tùy theo từng căn bệnh thì người bị quầng thâm ở mắt có thể áp dụng thêm một số phương pháp như:
- Thay đổi thói quen tốt: Đảm bảo ngủ đủ giấc, giảm thức khuya, hạn chế hút thuốc và uống rượu, đặc biệt phụ nữ nên tẩy trang trước khi ngủ.
- Sử dụng mỹ phẩm trị thâm mắt, mặt nạ mắt, kem mắt.
- Uống trà hoa cúc, nó có tác dụng làm mát gan, tăng cường thị lực, giải độc…
- Áp dụng một số bài tập mát xa vùng mắt.
Nói về gan nhiễm mỡ, nhiều người nghĩ ngay tới nguyên nhân là béo phì, nhưng trên thực tế còn có nhiều thói quen gây ra.
Nguồn: [Link nguồn]