Quan niệm "uống bia giải nhiệt" khiến hàng triệu người Việt "ngã ngửa"
Không ít người cho rằng uống bia... cho mát hay hễ thấy trời nóng là uống vài cốc bia để giải khát, uống bia để giải nhiệt, nhất là vào những ngày hè.
Tại Hội thảo về Luật Phòng chống tác hại rượu bia ngày 6/5, ThS. Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay nhiều người cho rằng, uống bia ít nguy hại hơn so với uống rượu nhẹ và rượu mạnh. Thậm chí không ít người cho rằng uống bia... cho mát hay hễ thấy trời nóng là uống vài cốc bia để giải khát, uống bia để giải nhiệt, nhất là vào những ngày hè.
Theo ông Bảo, cách hiểu này hoàn toàn sai lầm. Bởi tác hại của rượu, bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. "Cứ uống 330 ml bia hơi với độ cồn 4%, nghĩa là cơ thể đã nạp 10 gram cồn. Số lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ hay tương tự như khi uống 1 chén rượu mạnh (30 ml). Rõ ràng không có ngoại lệ nào quy định về tiếp thụ rượu, bia trên các loại hình đồ uống... Uống bia không thể giải được nhiệt, uống bia vào sẽ khiến cơ thể bốc hỏa…”, ông Bảo khẳng định.
Rượu bia gây lệ thuộc làm cho người uống không tự kiểm soát được hành vi uống của bản thân
Bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế cho biết: “Đây là quan niệm không đúng bởi vì tác hại chủ yếu là do chất cồn (ethanol) trong đồ uống gây ra, vì vậy tác hại do rượu, bia không phụ thuộc vào loại đồ uống (là bia hay rượu) mà phụ thuộc vào lượng uống (tiêu thụ bao nhiêu gam cồn) và cách thức uống (tần suất sử dụng)”, bà Hạnh nói.
Bà Vũ Thị Minh Hạnh cho rằng, không có ngưỡng an toàn đối với sức khoẻ trong sử dụng rượu bia. Sử dụng rượu bia có mối quan hệ nhân quả với 7 loại ung thư như vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng... và rượu bia cũng có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác nhau như tuỵ, máu, tế bào bạch hầu, gây rối loạn chuyển hoá nguyên nhân gây ra các bệnh tiểu đường, mỡ máu, huyết áp.
Một vấn đề đáng quan tâm khác đó là rượu bia gây lệ thuộc làm cho người uống không tự kiểm soát được hành vi uống của bản thân. Chất cồn là một chất hướng thần gây nghiện, nếu uống thường xuyên sẽ làm cho người uống phải gia tăng liều dùng và tái sử dụng.
Ngoài ra, hiện nay nhiều người còn đồn thổi, mỗi ngày một ly rượu vang sẽ tốt cho tim mạch. Trước thông tin này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, mỗi ngày một ly rượu vang chỉ được dành cho một số ít người trên tuổi 40, không có chống chỉ định chất cồn, có ít nhất 2 ngày trong tuần không uống nhưng phải theo dõi nguy cơ nghiện và các tác hại sức khoẻ khác có thể xảy ra. Bởi vì lợi đâu chưa thấy nhưng mỗi ngày một ly thì sau 1-2 năm nó phải là mỗi ngày 1 chai.
Do đó, dù là bia hay rượu, để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật, Bộ Y tế không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày/tuần.
Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Những ngày Tết khó có thể tránh khỏi việc chúc nhau vài chén rượu, bia. Tuy nhiên, điều này gây ra tình trạng quá tải cho...