Quai bị ở nam giới có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản?

Quai bị rất dễ lây lan trong cộng đồng, nhất là đối với trẻ em đặc biệt là trẻ trai. Biến chứng viêm tinh hoàn có thể dẫn tới teo tinh hoàn và vô sinh là điển hình khi mắc quai bị ở nam giới.

1. Thế nào là bệnh quai bị?

Quai bị thường mắc ở trẻ em và chủ yếu hay ở bé trai. Bệnh có nguy cơ thành dịch. Quai bị chủ yếu lây truyền trực tiếp qua những giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, ho… bắn ra nên rất dễ lây nhất là ở những nơi tập trung đông người như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học… Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, tầm tháng 12 – tháng 2 hằng năm.

Quai bị là bệnh cấp tính do Paramyxovirus gây nên, làm viêm các tuyến nước bọt mang tai. Sau đó, tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Bệnh nhân có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản.

Quai bị chủ yếu lây truyền trực tiếp qua những giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, ho…

Quai bị chủ yếu lây truyền trực tiếp qua những giọt nước bọt nhỏ khi nói chuyện, ho…

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh quai bị có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn và mào tinh, viêm buồng trứng, viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai…

Phụ nữ có thai mà mắc quai bị trong 3 tháng đầu, con rất dễ bị dị dạng. Khi người nhà đã mắc quai bị nên cách li đến khi khỏi hẳn để tránh lây lan.

2. Biểu hiện của bệnh quai bị ở nam giới

Thông thường quai bị xảy ra sau khi bệnh biểu hiện tại tuyến nước bọt khoảng 4 – 7 ngày. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất xảy ra vào khoảng 48 giờ trước khi khởi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 12-25 ngày, thường là 18 ngày.

Bệnh nhân bị sốt cao 39 – 40 độ, đau tinh hoàn, đỏ và phù nề. Nếu sờ nắn vào tinh hoàn, người bệnh thấy đau. Một số trường hợp có thể kèm theo bìu sưng to do tràn dịch màng tinh hoàn.

Sau giai đoạn cấp tính, ở giai đoạn hồi phục, một số bệnh nhân có thể có biến chứng teo nhỏ tinh hoàn (một hoặc cả 2 bên). Tinh hoàn kích thước nhỏ hơn bình thường, mật độ mềm.

Ở khoảng thời gian tiếp theo, tự bản thân người bệnh cũng có thể cảm thấy rõ nét sự suy giảm trong khả năng tình dục của mình: giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dẫn đến hậu quả vô sinh nam về sau này.

3. Biến chứng của quai bị đối với sức khỏe sinh sản nam giới

Cũng như nhiều bệnh lý do virus khác gây nên, quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ nâng cao thể trạng của người bệnh và để cơ thể tự hồi phục.

Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm tinh hoàn do quai bị là teo tinh hoàn. Bệnh viêm tinh hoàn do quai bị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dần chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng.

Dấu hiệu viêm tinh hoàn là người bệnh có thể bị sốt, buồn nôn và nôn. Tinh hoàn to gấp 2-3 lần bình thường. Người bệnh thấy đau khi di chuyển, sờ da thấy chắc, bìu bị phù nề, căng, bóng, đỏ.

Biến chứng này viêm tinh hoàn do quai bị có thể dẫn đến vô sinh nam. Vì vậy, ngay trong giai đoạn cấp tính, bệnh cần được điều trị tích cực và theo dõi sát để tránh để lại hậu quả về sau.

Cũng như nhiều bệnh lý do virus khác gây nên, quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ nâng cao thể trạng của người bệnh và để cơ thể tự hồi phục.

Cũng như nhiều bệnh lý do virus khác gây nên, quai bị không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ nâng cao thể trạng của người bệnh và để cơ thể tự hồi phục.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Khi mắc quai bị, hầu hết mọi người đều chủ quan. Thường tự bắt bệnh và điều trị tại nhà. Vì vậy dẫn đến những hậu quả xấu. Teo tinh hoàn chính là nguyên nhân gây vô sinh cho nam giới và là một trong những hệ lụy do biến chứng quai bị gây nên. Vậy nên khi bị quai bị, các bạn lưu ý những vấn đề sau:

- Không tự ý dùng thuốc chống viêm. Nếu bị sốt chỉ dùng thuốc hạ sốt thông thường.

- Hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy và các va chạm vào tinh hoàn.

- Nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ.

- Mặc quần lót hoặc sử dụng băng vải treo bìu và tinh hoàn lên cao.

- Người mắc quai bị muốn tình trạng bệnh không nặng thêm thì nên kiêng ra gió, hạn chế dùng nước. Tuy nhiên vẫn phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày.

- Đeo khẩu trang khi ở nơi công cộng là các biện pháp hữu hiệu để phòng tránh lây lan bệnh.

- Quan hệ tình dục cũng không được khuyến khích trong lúc mắc quai bị. Nó sẽ làm mất nhiều năng lượng khiến bệnh nhân mệt mỏi, tăng biến chứng gây sưng đau tinh hoàn.

- Cần thực hiện đúng, đủ tiêm chủng vaccin Sởi – Quai bị - Rubella vì đó là biện pháp hiệu quả nhất để làm giảm tỉ lệ mắc quai bị nói chung cũng như biến chứng viêm tinh hoàn nói riêng trong cộng đồng.

Bé gái mắc quai bị sau này có vô sinh?

Bạn đọc Trần Thị A.M (35 tuổi, ngụ TP HCM) hỏi: "Con gái tôi năm nay 7 tuổi, vừa trải qua một đợt bệnh quai bị rất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Nguyễn Thanh Sơn ([Tên nguồn])
Bệnh quai bị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN