Quá nhiều người mải xem bóng đá, lười uống nước, mắc ngay bệnh khó chịu này

Mải mê theo dõi bóng đá mùa World cup nên nhiều người khổ sở vì chứng bệnh khó chịu, dễ chữa, mà không biết để chữa mau khỏi

Ăn uống bất hợp lý, thiếu vận động - gia tăng nguy cơ bệnh sau mùa bóng

Mùa World cup, anh Lê Tấn (Hải Phòng) theo dõi không thiếu một trận cầu nào, liên tục hò hét cổ vũ tới mức khản cả tiếng. Vợ anh được cái chiều chồng, nấu nướng đủ các món bồi dưỡng cho chồng và con trai (10 tuổi) ăn đêm. Nhưng mới nửa đường World Cup thì con trai kêu đau bụng, mệt mỏi, không ăn được mà bụng căng phình. Tới khi con ngồi trong nhà vệ sinh cả tiếng khóc ầm lên vì không đi ngoài được, đưa đi bác sĩ khám mới biết con bị táo bón.

Anh Tấn chợt giật mình bởi mấy ngày nay anh cũng ấm ách bụng, đi ngoài mà ngồi mãi không đi được... bèn nhờ bác sĩ tư vấn. Qua đó, anh mới biết chính anh cũng bị táo bón. Anh thắc mắc với bác sĩ là các bữa ăn đều có rau tại sao bố con anh vẫn bị mắc căn bệnh này.

Quá nhiều người mải xem bóng đá, lười uống nước, mắc ngay bệnh khó chịu này - 1

Cần ăn nhiều rau củ quả để chống táo bón. Ảnh minh họa.

Bác sĩ giải thích, mùa hè nóng nực, nên nhiều người bị mất nước nhanh, nhất là trẻ con. Với các fan yêu bóng đá có thực tế là nhiều người không muốn đứng lên, ngồi xuống sau khi trái bóng bắt đầu lăn.

Việc dán vào màn hình một chỗ nhiều giờ với những bữa ăn nhanh cùng đồ khô, đồ ăn liền giàu năng lượng nhưng thiếu chất xơ, nhai vội, ngủ ít, vận động ít… khiến nhiều người sau nửa đường World Cup đã mắc phải chứng bệnh rất khó chịu là táo bón. Đây là một rối loạn tiêu hóa khá phổ biến do chế độ ăn không hợp lý và thiếu vận động.

Bị táo bón sẽ gây khó chịu, đầy bụng, mắc ói, chán ăn và mệt mỏi toàn thân. Đối với phần lớn trường hợp, táo bón chỉ là triệu chứng thoáng qua và không nghiêm trọng. Nhưng nếu để táo bón kéo dài cả tháng World Cup sẽ gây đau đớn và khó chịu, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng, trĩ, viêm ruột thừa…

Vì vậy, nếu bỗng thấy ít đi ngoài, đau bụng, đau đầu, đặc biệt đi ngoài khó, rặn nhiều, hoặc quá 3 ngày chưa đại tiện, hoặc đại tiện dưới 3 lần/tuần, có thể đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục…, hoặc đại tiện rồi mà cảm giác vẫn còn phân trong ruột, thì bạn đã bị táo bón.

Nhiều người xoay sang chữa mẹo dân gian bằng lá dâu, lá keo, lá lộc mại... nhưng do thiếu kiến thức nên dùng quá liều, gây đi lỏng, tiêu chảy, nhất là trẻ em.

Quá nhiều người mải xem bóng đá, lười uống nước, mắc ngay bệnh khó chịu này - 2

Khoai lang và chuối trị táo bón rất tốt. Ảnh minh họa.

Các thực phẩm giúp trị táo bón an toàn, dễ kiếm

Theo Đông y, Việt Nam có nhiều loại rau, củ, quả hỗ trợ trị táo bón dễ kiếm như khoai lang, khoai tây, đu đủ, chuối... đều có công dụng trị táo bón hiệu quả. Nhất là khoai lang cả rễ, củ, lá, dùng hấp, luộc đều chống táo bón tốt. Tuy vậy, khoai lang ăn hay bị đầy bụng vì vậy không nên ăn nhiều.

Chuối chín ăn 1 quả / ngày giúp nhuận tràng, mềm phân, khắc phục táo bón hiệu quả.

Táo ăn 2-3 quả/sáng, ăn cả vỏ khi đói để phát huy hết công dụng trị táo bón, làm mềm phân, kích thích tiêu hóa.

Quả kiwi ăn 2 quả/ngày giúp đi tiêu dễ ở người bị táo bón.

Mận khô và nước ép mận trị nhuận tràng tự nhiên, rất hiệu quả trị táo bón.

Ngoài ra còn có lê, cà rốt, quả óc chó, hạnh đào, nho khô, quả mơ… đều thúc đẩy nhu động ruột, trị táo bón, làm sạch đường ruột, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, đi tiêu dễ.

Giá đỗ, rau mầm, rau mùng tơi, quả bầu, các loại củ (củ cải, cải thảo…), quả bí ngồi, giúp trị táo bón, giải nhiệt, nhuận tràng, giúp thúc đẩy nhu động ruột đào thải phân ra ngoài (nhưng không nên nấu kỹ vì mất dinh dưỡng).

Các loại đậu (chọn đậu nướng, đậu đen, đậu garbanzo, đậu lima, đậu pinto…) giúp thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng. Bánh mì đen, ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm táo bón.

Để phòng táo bón, cần sinh hoạt hợp lý, năng vận động thân thể (ít nhất đi bộ 30 phút/ngày) để làm tăng nhu động ruột và gia tăng trương lực cơ, cải thiện hoạt động ở ruột già và các nhóm cơ ở vùng bụng. Đồng thời tập đại tiện đúng giờ, tốt nhất là vào buổi sáng. Không nên nhịn đại tiện.

Tốt nhất là mọi người cần uống nhiều nước (10-12 ly nước/ngày) để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, làm mát nội tạng, nhuận tràng, lợi tiểu, thải độc tố, cặn bã tích trong cơ thể, ngừa táo bón hiệu quả.

Hạn chế thực phẩm gì?

Khi đã bị táo bón nên hạn chế các loại đồ uống, thực phẩm có vị cay nóng, có tính kích thích như rượu mạnh, trà đặc, thuốc lá, cà phê, chuối xanh, hẹ, tỏi, ớt; Ít ăn thức ăn tanh mặn vị đậm; Hạn chế ăn đồ khô (như đậu tương, lạc…).

- Tránh thụt rửa vì đau và có hại cho hậu môn, hoặc bị phụ thuộc vào thuốc. Đặc biệt người bị suy nhược, phụ nữ có thai không được dùng.

Người bị táo bón cần đến bệnh viện khi:

- Bị sút cân, bỏ ăn uống, buồn rầu, nôn ói, suy kiệt cơ thể.

- Nếu táo bón kéo trên 7 ngày, ăn uống không hiệu quả thì cần đi xem có bệnh khác không.

- Khuyến cáo không dùng lá thuốc tự chữa để tránh ngộ độc.

Có nhiều sản phẩm điều trị táo bón có nguồn gốc thảo dược tự nhiên, nhuận tràng, hạn chế táo bón hiệu quả, an toàn, để lâu, ít tác dụng phụ, nhưng cần có y lệnh mới được dùng. Thuốc chữa táo bón gì cũng không dùng quá 8 – 10 ngày vì có thể gây biến chứng cho đường ruột, có hại cho gan, thận…

Mẹ nên làm gì khi con bị táo bón kéo dài?

Tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây đau đớn cho bé và căng thẳng cho mẹ. Táo bón càng dễ “ghé thăm” khi bé tập ăn dặm,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Dương (Gia đình & xã hội)
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN