Phương pháp mới: Nối ghép gân chữa bàn tay hỏng

Bằng phương pháp gỡ dính và nối, ghép gân trong tổn thương gân gấp bàn tay sẽ giúp phục hồi được bàn tay tàn phế cho bệnh nhân.

Tại Bệnh viện Việt Đức mỗi ngày có khoảng 3 - 5 trường hợp được chẩn đoán là thương tích bàn tay. Trong tất cả những thương tích bàn tay, thương tổn gân gấp bàn tay là thương tổn hay gặp, để lại di chứng nặng nề. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 15 - 54, chủ yếu ở cả 5 ngón và bên tay thuận nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Các bệnh nhân đa phần đã được phẫu thuật lần đầu, sau mổ tay không hoạt động được gây nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng.

Phương pháp mới: Nối ghép gân chữa bàn tay hỏng - 1

Một ca phẫu thuật chữa tay hỏng

Đối với thương tích bàn tay, lý tưởng nhất là tất cả các tổn thương đều được xử lý ngay từ đầu và tiến hành trong 1 lần phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật lần đầu cũng thường để lại di chứng gân gấp và phẫu thuật di chứng sau mổ thương tích bàn tay được chỉ định cho các bệnh nhân không có khả năng vận động, tổn thương gân vùng III, IV và V. Chống chỉ định đối với các bệnh nhân bị tổn thương gân vùng I và II, có nhiễm trùng vết mổ cũ...

Tùy theo tổn thương, các bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng hai phương pháp là gỡ dính đơn thuần và gỡ dính kèm nối gân. Chỉ khoảng 10% số trường hợp phải tiến hành ghép gân. Kết quả thực hiện trên 30 bệnh nhân với 116 ngón tay bị tổn thương được theo dõi sau 6 tháng cho thấy, có 50% số bệnh nhân có kết quả rất tốt và tốt, chức năng bàn tay về gần như bình thường. 36,7% có kết quả khá, chức năng bàn tay tương đối hạn chế, tay bị tổn thương không thể cầm nắm được những vật nhỏ, một số các động tác sinh hoạt thường ngày không thực hiện được. Chỉ có 13,3% bệnh nhân đạt kết quả kém, bàn tay hầu như không có chức năng, chỉ có chức năng móc, treo, giữ đồ vật khi kết hợp với tay không tổn thương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PGS.TS Ngô Văn Toàn - BS Trần Cửu Long Giang (Kiến thức)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN