Phụ nữ mang thai mắc Covid-19, xử trí như thế nào?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm Covid-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non...) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ...). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và con.

Bộ  Y tế Ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí bệnh Covid- 19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Bộ  Y tế Ban hành hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí bệnh Covid- 19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đây là một trong những nội dung vừa được Bộ Y tế ban hành  hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí bệnh Covid- 19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh trước bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Theo đó, đối với phụ nữ mang thai, theo ý kiến của các chuyên gia, chưa có cơ sở khoa học khẳng định thai nhi có khả năng lây nhiễm virus SARS-COV-2 qua bánh rau trong quá trình mang thai.

Đa số phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 có biểu hiện lâm sàng ở mức độ nhẹ hoặc trung bình (thể bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi nhẹ), một số rất ít mắc bệnh thể nặng.

Tuy nhiên, để dự phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn bị nhân lực, cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát lây truyền trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đảm bảo đủ các phương tiện phục vụ phòng ngừa, đặc biệt trang phục phòng hộ cá nhân, dung dịch vệ sinh tay và khẩu trang y tế.

Đặc biệt, cần phân luồng, tổ chức sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát người bệnh nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 ngay tại nơi đón tiếp. Bố trí khu vực riêng để tiếp đón, sàng lọc và phân luồng các phụ nữ mang thai đến khám. Khi có dấu hiệu nghi ngờ chuyển vào khu khám cách ly.

Cơ sở cần bố trí nhân lực để chăm sóc riêng người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Trong quá trình chăm sóc những trường hợp này, các nhân viên y tế này không tham gia chăm sóc những người bệnh khác.

Với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh đến khám (người bệnh), cơ sở cần hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, tới khu vực cách ly. Giữ khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các người bệnh. Đồng thời, cần che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.

Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế. Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với Covid-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi theo quy điṇh để giúp chẩn đoán sớm và phòng ngừa.

Hạn chế các can thiệp sản khoa trong thời gian nghi nhiễm/nhiễm Covid-19, trừ khi có chỉ định cần can thiệp cấp cứu (rau tiền đạo/cài răng lược có chảy máu nhiều, rau bong non, thai suy,...) hoặc bán cấp (vỡ ối, chuyển dạ...). Cân nhắc lợi ích giữa mẹ và thai nhi...

Tổ chức các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Ngoài ra, các bệnh viện được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến lĩnh vực sản khoa và nhi khoa cần chuẩn bị cơ sở vật chất (chuẩn bị phòng cách ly áp lực âm trong điều kiện cho phép), trang thiết bị (đặc biệt là trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế) nhân lực sẵn sàng tiếp nhận, xử trí các trường hợp phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới trong các trường hợp cần thiết.

14 suy nghĩ sai lầm về cách phòng tránh Covid-19

Có nhiều biện pháp phòng tránh Covid-19 được đưa trên mạng xã hội, nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo N.Huyền ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN