Phó Giám đốc Bệnh viện K chỉ rõ dấu hiệu nhận biết sớm ung thư trực tràng
TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc, Bệnh viện K chỉ rõ dấu hiệu nhận biết sớm ung thư trực tràng.
Ung thư trực tràng là bệnh ung thư thường gặp trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%.
TS.BS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc, Bệnh viện K chỉ rõ dấu hiệu nhận biết sớm ung thư trực tràng.
Bệnh ung thư trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.
(Ảnh minh họa).
Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư trực tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. Người bị ung thư trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư trực tràng. Khi có dấu hiệu đau quặn bụng, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài... rất có thể đó là dấu hiệu ung thư trực tràng.
Ngoài ra giảm cân bất thường mà không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân thì rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư trực tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Trực tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.
Cùng với đó kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.
Xuất hiện máu trong phân, đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân cũng là dấu hiệu đáng lo ngại.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…
Theo TS Bình, thực trạng ở Việt Nam nói chung và Bệnh viện K, bệnh viện trung ương đầu ngành về ung thư nói riêng có thể nói là hiện trang chẩn đoán ung thư trực tràng, ung thư thực quản và ung thư nói chung ở giai đoạn sớm chỉ chiếm 20-30%. Còn lại là 70-80% là giai đoạn muộn, tức là giai đoạn 3, giai đoạn 4, điều này đặt ra cho thầy thuốc và các nhân viên y tế và cho cộng đồng về tuyên truyền về ung thư tốt hơn nữa và đặc biệt là công tác khám sàng lọc và ý thức của những người phòng bệnh, tránh các nguy cơ, yếu tố dẫn đến ung thư.
Ung thư trực tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc trực tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.
Kiểm tra trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi trực tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.
Các bác sĩ Bệnh viện K và đoàn chuyên gia đã cùng thực hiện phẫu thuật thành công 4 ca bệnh ung thư đường tiêu hoá bằng kỹ thuật hiện đại.
Nguồn: [Link nguồn]