Phát hiện lý do trẻ sơ sinh “bất khả xâm phạm” trước COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một cơ chế đặc biệt xảy ra trong 300 ngày đầu đời đã giải thích "điều kỳ diệu" đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong suốt đại dịch COVID-19.

Công trình dẫn đầu bởi Đại học Tubingen (Đức), với sự phối hợp của Đại học Standford, Đại học Emory và Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi đồng Cincinati (Mỹ) đã tìm ra lời giải cho việc trẻ nhỏ hầu như "bất khả xâm phạm" đối với COVID-19, bao gồm trẻ sơ sinh được sinh ra và cho bú bởi sản phụ đang mắc bệnh.

Chúng hầu hết đều không có triệu chứng khi nhiễm SARS-CoV-2, thậm chí đa số còn không bị nhiễm dù trải qua những ngày đầu đời trong bệnh viện điều trị COVID-19 ngập tràn virus.

Trẻ sơ sinh sở hữu một cơ chế miễn dịch đặc biệt, có thể kéo dài lên đến 300 ngày đầu đời - Ảnh minh họa từ Internet

Trẻ sơ sinh sở hữu một cơ chế miễn dịch đặc biệt, có thể kéo dài lên đến 300 ngày đầu đời - Ảnh minh họa từ Internet

Theo Medical Xpress, nhóm nghiên cứu đã xem xét phản ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh khi phơi nhiễm với SARS-CoV-2 trong những tháng đầu đời.

Kết quả cho thấy trẻ sơ sinh sở hữu một dạng phản ứng kháng thể cực kỳ mạnh mẽ mà người lớn không có, kéo dài lên đến 300 ngày đầu tiên trong cuộc đời.

Trong máu, có sự điều hòa tăng cường các dấu hiệu kích hoạt trên các tế bào bẩm sinh ở trẻ em, nhưng lại không đáng kể các cytokine gây viêm - thứ tạo ra "bão cytokine" cực kỳ nguy hiểm ở người lớn trong bệnh COVID-19.

Phản ứng của tế bào B và T trí nhớ ở trẻ sơ sinh thấp hơn hẳn người lớn, tuy nhiên có sự gia tăng các tế bào T Helper 18 đa chức năng và tế bào T CD4+ loại 1, được đặc trung bởi việc sản xuất những vũ khí quan trọng của hệ miễn dịch, liên quan tới việc chống lại nhiều bệnh từ nhiễm trùng cho đến ung thư.

Phản ứng niêm mạc của trẻ sơ sinh cũng mạnh mẽ vượt trội, đặc biệt là ở các niêm mạc mũi, một lớp "áo giáp" rất tốt chống lại virus.

Các cơ chế miễn dịch mạnh mẽ và không bị quá mức này là bẩm sinh, nhưng đã mất đi dần khi trẻ lớn hơn, có thể là lý do khiến COVID-19 dường như dễ nặng thêm theo độ tuổi.

Những phát hiện mới có thể giúp nâng cao khả năng thiết kế các công thức vắc-xin nhằm tận dụng các con đường kích hoạt tổ hợp phản ứng miễn dịch bẩm sinh này, tránh gây ra các phản ứng tự miễn nguy hiểm liên quan đến viêm quá mức.

Cơ chế này cũng có thể được tận dụng cho nhiều bệnh khác, không riêng gì COVID-19.

Các kết quả được đúc kết từ nghiên cứu dựa trên 27 trẻ sơ sinh có nhiễm SARS-CoV-2 tại bệnh viện Nhi đồng Cincinati, cùng 27 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khác tuy tiếp xúc mầm bệnh nhưng vẫn luôn âm tính từ khi được sinh ra cho đến khi lấy mẫu.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu của 41 bà mẹ mắc COVID-19. Mẫu của 48 bệnh nhân người lớn và 10 người trưởng thành khỏe mạnh khác cũng được dùng để đối chứng.

Bé sơ sinh uốn ván nguy kịch vì gia đình dùng kéo tự cắt rốn tại nhà

Bé P. được sinh tại nhà, gia đình tự dùng kéo để cắt dây rốn cho trẻ. Khoảng 1 tuần sau sinh, bé quấy khóc liên tục, bỏ bú, co giật toàn thân, gồng cứng người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN