Phát hiện lý do ăn cơm như nhau mà người thừa mỡ, người không

Sự kiện: Sống khỏe

Tinh bột rất cần để cơ thể hoạt động khỏe mạnh và không phải nguyên nhân gây béo phì, thừa mỡ nếu ăn vừa phải. Thủ phạm nằm ở loại tinh bột chúng ta chọn - theo nghiên cứu mới từ Brazil.

Nhóm nhà khoa học dẫn đầu bởi TS Katia Annunciacao Costa từ Đại học Liên bang de Minas Gerais (Brazil) đã tìm ra những tác động khó ngờ của chế độ ăn nhiều carbohydrate tinh chế (HC) lên ruột non của chúng ta.

Carbohydrate tinh chế bao gồm các loại tinh bột như cơm trắng, bánh mì trắng, mì thông thường… - tức nguyên liệu đã được xây xát, tinh chế kỹ trước khi chế biến. Nó cũng bao gồm các loại đồ ngọt kiểu công nghiệp như sữa đặc có đường và đường tinh luyện, vì phần lớn carbohydrate mà một người hấp thụ vẫn là nhóm tinh bột.

Lựa chọn ngũ cốc chưa bị tinh chế sẽ giúp bạn tránh được việc tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là quanh nội tạng - Ảnh: NIH

Lựa chọn ngũ cốc chưa bị tinh chế sẽ giúp bạn tránh được việc tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là quanh nội tạng - Ảnh: NIH

Từ lâu, các nghiên cứu dạng quan sát cho thấy ăn ngũ cốc tinh chế dường như dễ gây béo phì và các vấn đề chuyển hóa khác hơn là ngũ cốc nguyên cám (gạo lứt, mì nâu, bánh mì nâu, yến mạch…), hầu hết được quy cho việc ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ và các vitamin, khoáng chất hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra ngũ cốc tinh chế và cả nhóm HC nói chung đã gây ra một điều bất ngờ: Rối loạn chức năng điều hòa của ruột non.

Hai nhóm chuột đã được đưa vào thí nghiệm, một nhóm ăn HC, một nhóm ăn nhóm carbohydrate lành mạnh hơn, sao cho năng lượng tiêu thụ và trọng lượng cơ thể của chúng vẫn tương đương nhau.

Kết quả cho thấy dù cân nặng ngang ngửa, các con chuột ăn HC có biểu hiện béo phì nhẹ đặc trưng bởi sự gia tăng mỡ nội tạng, mức đường huyết lúc đói và giảm khả năng dung nạp glucose.

Nguyên nhân là do sự rối loạn mà HC gây ra cho ruột non đã làm rối loạn quá trình trao đổi chất, từ đó làm tăng mỡ dù không tăng cân quá mức. Sự gia tăng mô mỡ tiếp tục gây hại đến trao đổi chất bởi mô mỡ là cơ quan liên quan mật thiết đến việc kiểm soát trao đổi chất và năng lượng.

Điều này cũng góp phần giải thích một số nghiên cứu dạng quan sát cho thấy các vấn đề như thừa mỡ, mỡ trong máu, gan nhiễm mỡ… thường cao hơn ở người thích ăn ngũ cốc tinh chế, cho dù có thể họ không thừa cân; cũng như góp phần khẳng định lời khuyên phổ biến ngày nay là hãy thay ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên cám vì hàng loạt lợi ích cho sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn cơm tốt hay xấu cho sức khỏe, nhịn ăn cơm để giảm béo liệu có đúng?

Cơm là loại thực phẩm bổ dưỡng và cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN