Phát hiện bất ngờ từ những người khó bị lây COVID-19: Triển vọng về siêu vắc-xin
Khả năng miễn dịch chéo của tế bào T ở người nhiễm các loại virus corona và những bệnh nhân COVID-19 nhiễm các chủng SARS-Co-2 khác nhau có thể là chìa khóa để tạo ra một loại vắc-xin "chấp" mọi biến chủng trong tương lai.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, dẫn đầu bởi Imperial College London (ICL, trường thành viên của Viện Đại học London - Anh) đã cung cấp bằng chứng về vai trò bảo vệ của một loại tế bào miễn dịch là tế bào T, được "đào tạo" bởi quá trình nhiễm virus corona các loại.
Virus SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa từ Covid-19)
Như đã biết, virus corona là một "dòng họ" rất lớn mà phổ biến nhất nhưng cũng ít nguy hiểm nhất là các virus corona gây cảm lạnh thông thường. Dòng họ này cũng có các thành viên nguy hiểm như SARS, Mers-CoV hay SARS-CoV-2.
Theo Medical Xpress, nhóm nghiên cứu đã xem xét 52 người là "F1" có nguy cơ cao của những bệnh nhân COVID-19 khác. 26 người trong nhóm này đã thành F0 sau đó, 26 người khác thì không nhiễm. Các tác giả lưu ý tỉ lệ lây nhiễm cao này là do nghiên cứu được thực hiện trên nhóm bệnh nhân cách đây hơn 1 năm, khi hầu hết mọi người chưa tiêm vắc-xin và chưa là F0 khỏi bệnh, dù chủng cũ thì lây nhiễm chậm hơn Alpha, Delta hay Omicron.
Kết quả phân tích đã tìm thấy mức độ tế bào T liên quan đến lần nhiễm virus corona gây cảm lạnh gần đó rất cao ở 26 người không bị lây nhiễm, do họ vừa bị cảm hoặc do cơ thể sản sinh ra miễn dịch tốt sau lần bị cảm gần đó.
Như vậy, tế bào T đã sinh ra phản ứng miễn dịch chéo, mà nguyên nhân là do cách nó đánh vào SARS-CoV-2: vào chính các protein bên trong của virus chứ không phải các protein tăng đột biến trên bề mặt của virus.
Giáo sư Ajit Lalvani, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu bảo vệ sức khỏe Nhiễm trùng đường hô hấp (NIHR) thuộc ICL, tác giả của nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu này sẽ giúp lập ra kế hoạch cho một loại vắc-xin có thể chống lại sự lây nhiễm của mọi biến thể SARS-CoV-2 trong tương lai bằng cách hướng tới các tế bào T.
Nhưng một nghiên cứu khác công bố cách đây ít ngày trên tạp chí Virus, thực hiện bởi Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (HKUST) và Đại học Melbourne (Úc) đem đến một tin mừng khác: họ chứng minh rằng tế bào T ở người đã mắc Covid-19 và khỏi và cả những người đã tiêm ngừa các loại vắc-xin hiện hành cũng phát huy khả năng miễn dịch đối với các biến chủng mới.
Trong đó bao gồm phản ứng miễn dịch chéo ở bệnh nhân đã mắc bất kỳ chủng SARS-CoV-2 nào: họ đề kháng tốt với các chủng còn lại do tế bào T vẫn nhận ra virus dù nó đột biến tới đâu.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi, những người mắc biến thể Omicron phần lớn đã được tiêm phòng cũng...
Nguồn: [Link nguồn]