Phản ứng tiêm vắc-xin COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên là gì?

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Theo CDC Hoa Kỳ, trẻ em có thể nhiễm bệnh COVID-19 như người lớn và có thể bị mắc bệnh nặng do COVID-19.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 15:10 22/11/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam vừa chia sẻ khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ.

Theo đó, hầu hết trẻ em và tất cả thanh thiếu niên đều có thể tiêm vắc-xin COVID-19.

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người từ 5 tuổi trở lên nên tiêm vắc-xin COVID-19 để phòng chống COVID-19.

- Chỉ định vắc-xin Pfizer-BioNTech tiêm chủng cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi.

- Tiêm chủng đầy đủ vắc-xin COVID-19 là một công cụ quan trọng để bảo vệ tốt nhất mọi người khỏi COVID-19 và các biến chứng liên quan đến COVID-19. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên đã tiêm chủng đầy đủ có thể quay lại những hoạt động mà họ đã làm trước đại dịch một cách an toàn.

Tiêm vắc-xin COVID-19.

Tiêm vắc-xin COVID-19.

Tại sao trẻ em và thanh thiếu niên nên được tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

- Hoa Kỳ có khoảng 28 triệu trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và trong đại dịch đã có gần 2 triệu trường hợp mắc COVID-19 trong nhóm tuổi này.

- COVID-19 có thể làm cho trẻ em bị bệnh nặng và phải nhập viện. Trong một số tình huống, các biến chứng do lây nhiễm có thể dẫn đến tử vong. Tính đến giữa tháng 10/2021, trong số trẻ em từ 5 đến 11 tuổi đã có hơn 8.300 ca nhập viện liên quan tới COVID-19 và gần 100 ca tử vong vì COVID-19. Trên thực tế, COVID-19 được xếp là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

Trẻ em có thể nhiễm bệnh COVID-19 như người lớn và có thể:

Bị mắc bệnh nặng do COVID-19;

Bị các biến chứng ngắn hạn và lâu dài do COVID-19;

Lây COVID-19 cho người khác, bao gồm tại nhà và trường học;

Trẻ em bị nhiễm COVID-19 cũng có thể bị các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) với nhiều bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, hơn 2.300 ca MIS-C đã được báo cáo ở trẻ em từ 5 đến 11 tuổi;

Trẻ em với các bệnh nền có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19 hơn so với trẻ em không có bệnh nền.

- Tiêm vắc-xin COVID-19 có thể giúp bảo vệ trẻ em từ 5 tuổi trở lên khỏi bị nhiễm COVID-19.

Tiêm chủng cho trẻ em có thể giúp bảo vệ các thành viên trong gia đình, bao gồm cả anh chị em không đủ điều kiện tiêm chủng và các thành viên trong gia đình có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng nếu họ bị lây nhiễm.

Tiêm chủng cũng có thể giúp trẻ không bị bệnh nặng ngay cả khi bị nhiễm COVID-19.

Tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên giúp trẻ có thể tiếp tục đến trường và tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi và nhiều hoạt động nhóm khác một cách an toàn.

Vắc-xin COVID-19 an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên

- Trước khi khuyến cáo tiêm chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em, các nhà khoa học đã nghiệm lâm sàng với hàng nghìn trẻ em và không có mối lo ngại nghiêm trọng nào về an toàn được tìm thấy.

- FDA đã cấp phép khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech để sử dụng cho trẻ em từ 5 - 15 tuổi và được chấp thuận hoàn toàn để sử dụng ở những người thuộc lứa tuổi 16 tuổi trở lên.

- Lợi ích tiềm năng và đã biết của tiêm chủng COVID-19 vượt trội nguy cơ tiềm tàng và đã biết. Tiêm chủng  vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi trở lên càng sớm càng tốt.

- Rất hiếm khi xảy ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

- Các trường hợp viêm cơ tim (cơ tim bị viêm) và viêm màng ngoài tim (viêm lớp ngoài của tim) đã được báo cáo sau khi tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Những phản ứng này rất hiếm; trong một nghiên cứu, nguy cơ viêm cơ tim sau khi tiêm liều thứ hai của Pfizer-BioNTech vào tuần sau khi tiêm chủng là khoảng 54 trường hợp trên một triệu liều được tiêm cho nam giới từ 12-17 tuổi.

- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng, như phản vệ, có thể xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, bao gồm cả  vắc-xin COVID-19, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

- Trẻ em không thể bị mắc COVID-19 do tiêm bất kỳ loại vắc-xin COVID-19 nào, bao gồm vaccine của Pfizer-BioNTech.

- Không có bằng chứng cho thấy vắc-xin COVID-19 gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản ở cả nam hoặc nữ. Không có bằng chứng chỉ ra các thành phần của  vaccine hoặc kháng thể phát triển sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 sẽ gây ra bất kỳ vấn đề nào liên quan tới việc mang thai trong tương lai. Tương tự như vậy, không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin COVID-19 có ảnh hưởng tới giai đoạn tuổi dậy thì.

Phản ứng tiêm vắc-xin COVID-19 ở trẻ em và thanh thiếu niên

- Người lớn và trẻ em có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau tiêm vaccine, là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang xây dựng hàng rào miễn dịch chống lại COVID-19. Những tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng tới khả năng làm các hoạt động hàng ngày nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày.

- Những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gây ra vấn đề sức khỏe lâu dài cực kỳ ít xảy ra sau khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào, bao gồm vắc-xin COVID-19.

- Các ca bệnh hiếm gặp là viêm cơ tim (viêm phần cơ của tim) và viêm ngoài màng tim (viêm lớp ngoài của tim) ở trẻ dậy thì và lứa tuổi thiếu niên rất hiếm gặp và gặp nhiều hơn sau liều tiêm thứ 2 của  vaccine Pfizer-BioNTech sơ với liều thứ nhất.

- Các tác dụng phụ phổ biến

• Tại chỗ tiêm: đau, mẩn đỏ, sưng tấy

• Toàn thân: mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.

  

Nguồn: [Link nguồn]

Những tỉnh/ thành nào đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi?

Bộ Y tế cho biết, hiện có 16 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BS Trần Thu Nguyệt ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN