Phần thịt này của lợn nhiều người vứt đi nhưng không biết rằng nó có quá nhiều công dụng chữa bệnh và dinh dưỡng
Đó là phần đuôi lợn, do vừa nhỏ, chế biến không cẩn thận có thể bị hôi nên nhiều người không hứng thú với món này, nhưng thực chất phần đuôi lợn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần đuôi của lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích như protein, glucid, lipid, sắt,... Chất protein của đuôi động vật, chủ yếu là ở da, gồm nhiều chất hợp thành như: collagen, elastin, keratin, albumin, globulin… Các chất này có tác dụng liên kết chặt chẽ cấu trúc của tế bào, tăng cường sự hấp thụ oxy của da, giữ độ ẩm và làm tăng tính đàn hồi của da, chống lão hóa da, bảo vệ làn da trước sự tấn công của các yếu tố bất lợi của môi trường, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục ở trẻ nhỏ...
Ảnh minh họa
Theo đông y, xương đuôi có vị ngọt, hơi mặn, có tính hàn. Tác dụng tốt trong việc ích não tủy, làm mạnh tỳ vị, làm mạnh xương sống và thắt lưng, tăng cường các chức năng hoạt động của da, phát triển cơ bắp và thông các huyết mạch. Có ích cho người bị đau nhức chân tay, mỏi gối, người bị phong thấp,...
Tuy nhiên, đa số phần đuôi của lợn không được nhiều người lựa chọn vì phần đuôi này nếu không sơ chế cẩn thận sẽ bị hôi.
Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, làm sạch xương đuôi là bước rất quan trọng. Công đoạn này sẽ giúp nước xương sau khi hầm trong hơn, ít có bọt và thơm hơn.
Để làm sạch xương rất đơn giản, trước tiên, bạn chặt miếng xương nhỏ sau đó rửa xương bằng nước muối pha loãng. Đồng thời, nên luộc qua xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu vì nước này thường bị nhiễm mùi hôi khiến nước dùng không được thơm ngon.
Khi hầm không nên đậy kín vung nồi vì sẽ khiến nước hầm xương bị đục. Lửa bếp trong quá trình hầm xương cũng cần để thật nhỏ để vị ngọt trong xương tiết ra nước hoàn toàn. Đồng thời, khi luộc nên thái 1 củ hanh tím bỏ vào nồi luộc, nhớ hớt hết bọt để nước hầm xương được trong hơn.
3 món ăn bài thuốc từ đuôi lợn:
– Dùng cho rối loạn cương dương, tinh trùng ít, yếu: Tác dụng tốt, bổ thận tinh gồm: Đuôi lợn 150g, thục địa 30g, tỏa dương 30g, đỗ trọng 30g, đại táo 10 quả, gừng tươi 15g, gia vị các loại.
Đuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt khúc ngắn, gia vị rửa sạch cho vào túi vải, buộc kín, gừng tươi giã nát. Tất cả cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ từ 2 – 3 giờ, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
– Tăng cường sinh lực, làm đen râu tóc, giúp da được mịn màng, hồng hào: Đuôi lợn 150g làm sạch, cắt khúc ngắn. Lạc (đậu phộng) 50g, trần bì 4g, rửa sạch. Hồ đào nhân 10 cái.
Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi nước thật sôi, thả các thứ vào, đậy kín nắp. Nấu sôi lại rồi giảm bớt lửa. Hầm khoảng 3 giờ, nêm thêm ít muối và bột nêm cho vừa miệng.
– Tác dụng bổ thận, kiện tỳ, tăng cường khả năng sinh dục, giảm đau nhức xương khớp, trừ phong thấp, làm đẹp da: Đuôi lợn 500g, chặt khúc nhỏ, ý dĩ 30g, đỗ trọng 20g, các thứ rửa thật sạch, để ráo. Cho tất cả các dược liệu vào siêu sắc thuốc, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, dùng nước này để hầm nhừ đuôi lợn.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc, gừng tươi xắt sợi, muối, tiêu, dầu ăn. Cho dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng thì cho hành vào phi thơm rồi cho gừng cắt sợi vào xào và cho đuôi lợn vào trộn đều.
Khi đuôi lợn săn lại, cho vào nồi ít nước và ít muối, xào tiếp đuôi lợn cho thật thấm, đổ nước thuốc vào nấu sôi hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi lại, để lửa riu riu. Hầm khoảng 1 giờ, cho táo đỏ 8 – 10 quả vào hầm chung. Đến khi đuôi lợn và táo đều chín mềm, nêm lại cho vừa ăn, thả hành lá và tiêu vào, trộn đều là được mang ra ăn nóng.
Nguồn: [Link nguồn]
Có những loại quả không thích hợp để ăn buổi sáng, với một chiếc bụng rỗng nhưng nó lại cực tốt cho sức khỏe khi...