Phân loại đau đầu và hướng điều trị hiệu quả

Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đây là triệu chứng gặp ở tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, không trừ một ai và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số cơn đau đầu có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để xác định được những tình trạng đau đầu chỉ điểm các dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng để xử trí và điều trị kịp thời.

Phân loại đau đầu: Đau đầu được phân loại thành hai loại đó là đau đầu nguyên phát chiếm tỷ lệ khoảng 84% là loại hình đau đầu phổ biến nhất thường là lành. Tuy nhiên một số trường hợp triệu chứng đau đầu trầm trọng cũng có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Loại thứ hai là đau đầu thứ phát là loại hình đau đầu báo hiệu cho nhiều bệnh lý nguy hiểm như: u não, đột quỵ não, nhiễm trùng thần kinh trung ương,...

Triệu chứng đau đầu xảy ra khi tập thể dục

Triệu chứng đau đầu xảy ra khi tập thể dục

Đau đầu nguyên phát

- Đau nửa đầu hay đau đầu Migraine (Migaine headache)

Đau nửa đầu là một trong những rối loạn đau đầu nguyên phát phổ biến nhất Biểu hiện của đau nửa đầu là các cơn đau thường xuất hiện ở một bên đầu, kéo dài từ 4-72h, đau có tính chất mạch đập với cường độ từ trung bình đến nặng có thể trầm trọng hơn bởi các hoạt động thể chất và liên quan đến các triệu chứng nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động. Cơn đau thường tái phát, một số bệnh nhân có thể có triệu chứng aura bao gồm các dấu hiệu về thị giác, ngôn ngữ, vận động… có thể khôi phục. 

- Đau đầu kiểu căng thẳng (Tension-type headache)

Hay còn gọi là đau đầu căng cơ, đau đầu do căng thẳng. Hiện nay loại hình đau đầu này gặp thường xuyên hơn với tỷ lệ 30-78% dân số. Người bệnh thường có triệu chứng đau đầu thường xuyên, điển hình là đau cả hai bên, cảm giác đau như ép hay thắt chặt với cường độ từ nhẹ đến trung bình kéo dài từ vài phút đến vài ngày và thường không nặng lên bởi các hoạt động thể chất.

- Đau đầu chuỗi hay đau đầu chùm (Cluster headache)

Người bệnh đau đầu chuỗi thường có biểu hiện đau đầu nghiêm trọng ở một bên vị trí trên hốc mắt, thái dương kéo dài 15-180 phút có thể xảy ra nhiều lần trong ngày. Cơn đau có liên quan đến triệu chứng sung huyết kết mạc cùng bên, chảy nước mắt, nghẹt mũi, đổ mồ hôi vùng trán và mặt. Một số bệnh nhân có triệu chứng hẹp khe mi, co đồng tử.

- Một số rối loạn đau đầu nguyên phát khác

Đau đầu do ho nguyên phát, đau đầu do gắng sức nguyên phát, đau đầu liên quan đến hoạt động tình dục, đâu đầu sấm sét nguyên phát…

Đau đầu thứ phát

Đau đầu xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt

Đau đầu xuất hiện triệu chứng hoa mắt chóng mặt

Đau đầu thứ phát thường do các nguyên nhân: chấn thương, khối u, rối loạn vận mạch não hoặc vùng cổ, do sử dụng chất hoặc cai nghiện, rối loạn cân bằng nội môi, do nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm vùng lân cân (răng, mặt, xoang…). Một số đặc điểm cơn đau có thể là báo hiệu cho các tổn thương thứ phát cần quan tâm.

Tính chất đau bất thường:

- Đau đầu tiến triển trong vài ngày hoặc vài tuần

- Triệu chứng đau đầu gợi ý đau nửa đầu nhưng luôn cùng bên

- Đau đầu dữ dội, “đau đầu sét đánh”, cơn đau đầu tồi tệ nhất từng trải qua

- Đau đầu kèm nôn nhiều (trừ trường hợp đau nửa đầu)

- Các triệu chứng thần kinh khu trú

- Đau đầu liên quan đến tư thế

- Đau tay, chân, hàm...

- Chấn thương gần đây hoặc vận động mạnh vùng cổ, trên 50 tuổi

- Sút cân, mệt mỏi, đổ mồ hôi về đêm

Tiền sử đặc biệt: sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị ung thư, thai sản, thuốc chống đông

Biện pháp chữa đau đầu và đau nửa đầu tự nhiên tại nhà 

Theo PGS.TS.BS.Nguyễn Văn Hướng, nếu người bệnh cảm thấy đau đầu của mình có thể là nghiêm trọng thì phải cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để có hướng chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh chủ quan mà có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

Còn đối với những trường hợp đau đầu thông thường, không quá nghiêm trọng thì một số biện pháp đơn giản cũng có thể làm bạn giảm đi một phần cơn đau nhanh chóng.

Chẳng hạn như nghỉ ngơi giúp giảm bớt tình trạng đau đầu do nguyên nhân tâm lý, do căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi tại nhà và thư giãn. Nếu có một giấc ngủ tốt trong phòng tối cũng có thể sẽ giúp não nhanh chóng hồi phục lại trạng thái bình thường.

Biện pháp chữa đau đầu và đau nửa đầu bằng thuốc không kê đơn

Những cơn đau đầu nguyên phát thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Do đó, sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn (OTC) có thể được xem như một phương pháp điều trị các cơn đau đầu từ nhẹ đến trung bình. Thuốc chống viêm không steroid đặc biệt là các nhóm giảm đau phổ biến như acetaminophen hay ibuprofen đều có khả năng làm giảm hoặc cắt cơn đau đầu nhanh chóng và các loại đau khác nói chung với liều lượng phù hợp.

PGS.TS.BS.Nguyễn Văn Hướng cho biết uống thuốc chứa hai thành phần paracetamol và ibuprofen giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu nhanh chóng

PGS.TS.BS.Nguyễn Văn Hướng cho biết uống thuốc chứa hai thành phần paracetamol và ibuprofen giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu nhanh chóng

Theo PGS.TS.BS.Nguyễn Văn Hướng, giảng viên Bộ môn Thần kinh, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh, làm việc tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng kiểm soát cơn đau đầu bằng các loại thuốc không kê đơn (OTC) là cách điều trị phổ biến nhất mà nhiều người thường sử dụng, đặc biệt với đau đầu lành tính nguyên pháp hay đau đầu do nguyên nhân tâm lý, do căng thẳng. Thuốc giảm đau nhanh chứa hai hoạt chất paracetamol và ibuprofen được biết đến là dòng sản phẩm có tác dụng giảm đau đầu, đau lưng, đau vai, đau cơ hiệu quả. Loại thuốc này giúp đẩy lùi các cơn đau đầu nhanh, hạ sốt và kháng viêm.

Thông tin chi tiết sản phẩm  

Phân loại đau đầu và hướng điều trị hiệu quả - 4

Dạng bào chế: Viên nén 

Thành phần: Mỗi viên nén chứa: Paracetamol: 325mg; Ibuprofen: 200mg 

Tá dược: Lactose Monohydrate, Tinh bột ngô, Povidone, FDC Yellow # 6, Sodium Starch Glycolate, Syloid 244, Magnesium Stearate vừa đủ. 

Chỉ định: Giảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân. Giảm nhức đầu, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu. 

Liều lượng và cách sử dụng: Người lớn: uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Xem thông tin đầy đủ tại đây https://tridau.vn/sanpham 

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng 

Sản xuất tại Công ty TNHH United International Pharma. WHO-GMP, GLP, GSP. 

Số 16 VSIP II, Đường số 7, Khu Công Nghiệp Việt Nam-Singapore II, Khu Liên Hợp Công Nghiệp - Dịch Vụ - Đô Thị Bình Dương, Phường Hòa Phú, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam. ĐT: 028-39621000. 

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: 42e/2021/XNQC/QLD, ngày 9/7/2021. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN