PGS.TS. Trần Đắc Phu: Việc khống chế dịch cần có thời gian, không thể ngày một ngày hai
Dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu chúng ta làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.
Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +769 | 10.737.087 | 43.052 | 3 | |
1 | Hà Nội | +158 | 1.605.587 | 1.245 | 0 |
2 | TP.HCM | +32 | 610.064 | 20.344 | 0 |
3 | Phú Thọ | +62 | 321.734 | 97 | 0 |
4 | Nghệ An | +54 | 485.595 | 143 | 0 |
5 | Bắc Ninh | +40 | 343.507 | 130 | 0 |
6 | Sơn La | +40 | 150.838 | 0 | 0 |
7 | Đà Nẵng | +38 | 104.015 | 326 | 0 |
8 | Yên Bái | +32 | 153.158 | 13 | 0 |
9 | Lào Cai | +27 | 182.242 | 38 | 0 |
10 | Quảng Ninh | +26 | 351.373 | 144 | 1 |
11 | Hòa Bình | +26 | 205.054 | 104 | 0 |
12 | Vĩnh Phúc | +21 | 369.220 | 19 | 0 |
13 | Hà Nam | +21 | 84.788 | 65 | 0 |
14 | Bắc Kạn | +17 | 76.107 | 30 | 0 |
15 | Hưng Yên | +16 | 241.164 | 5 | 0 |
16 | Tuyên Quang | +15 | 158.179 | 14 | 0 |
17 | Cao Bằng | +14 | 95.565 | 58 | 0 |
18 | Hải Dương | +13 | 363.229 | 117 | 0 |
19 | Thái Bình | +13 | 267.983 | 23 | 0 |
20 | Quảng Bình | +12 | 127.616 | 76 | 0 |
21 | Thái Nguyên | +11 | 185.882 | 110 | 0 |
22 | Ninh Bình | +11 | 99.455 | 90 | 0 |
23 | Nam Định | +11 | 296.193 | 149 | 0 |
24 | Hải Phòng | +9 | 120.911 | 135 | 0 |
25 | Quảng Trị | +8 | 81.869 | 37 | 0 |
26 | Thanh Hóa | +7 | 198.458 | 104 | 0 |
27 | Khánh Hòa | +6 | 117.926 | 366 | 0 |
28 | Lâm Đồng | +5 | 92.372 | 137 | 0 |
29 | Lạng Sơn | +5 | 157.043 | 86 | 0 |
30 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +4 | 107.169 | 487 | 0 |
31 | Điện Biên | +4 | 88.305 | 20 | 0 |
32 | Bắc Giang | +3 | 387.697 | 97 | 0 |
33 | Lai Châu | +2 | 74.015 | 0 | 0 |
34 | Bến Tre | +2 | 97.572 | 504 | 2 |
35 | Bình Thuận | +2 | 52.650 | 475 | 0 |
36 | Cà Mau | +1 | 150.043 | 352 | 0 |
37 | Đồng Tháp | +1 | 50.528 | 1.040 | 0 |
38 | Quảng Nam | 0 | 48.902 | 139 | 0 |
39 | Kon Tum | 0 | 26.237 | 1 | 0 |
40 | Phú Yên | 0 | 52.816 | 130 | 0 |
41 | Trà Vinh | 0 | 65.497 | 298 | 0 |
42 | Vĩnh Long | 0 | 100.435 | 831 | 0 |
43 | Kiên Giang | 0 | 39.842 | 1.017 | 0 |
44 | Bình Định | 0 | 139.090 | 282 | 0 |
45 | Thừa Thiên Huế | 0 | 46.393 | 172 | 0 |
46 | Bình Phước | 0 | 118.373 | 219 | 0 |
47 | Bạc Liêu | 0 | 46.407 | 472 | 0 |
48 | Đồng Nai | 0 | 106.636 | 1.890 | 0 |
49 | Đắk Lắk | 0 | 170.786 | 189 | 0 |
50 | Tây Ninh | 0 | 137.355 | 877 | 0 |
51 | Sóc Trăng | 0 | 34.796 | 627 | 0 |
52 | Bình Dương | 0 | 383.854 | 3.465 | 0 |
53 | An Giang | 0 | 41.865 | 1.382 | 0 |
54 | Ninh Thuận | 0 | 8.817 | 56 | 0 |
55 | Đắk Nông | 0 | 72.984 | 46 | 0 |
56 | Quảng Ngãi | 0 | 47.644 | 121 | 0 |
57 | Gia Lai | 0 | 69.249 | 116 | 0 |
58 | Hậu Giang | 0 | 17.545 | 231 | 0 |
59 | Cần Thơ | 0 | 49.553 | 952 | 0 |
60 | Tiền Giang | 0 | 35.821 | 1.238 | 0 |
61 | Long An | 0 | 48.929 | 991 | 0 |
62 | Hà Giang | 0 | 122.240 | 79 | 0 |
63 | Hà Tĩnh | 0 | 49.915 | 51 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
251.680.004
Số mũi tiêm hôm qua
223.705
Trong đợt dịch này là diện phong tỏa rất lớn. Đầu tiên là 19 tỉnh thành phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, và gần đây là Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh khác. Chúng ta làm điều này để tạo vùng đệm, vùng lõi để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng.
Tuy nhiên, khi đã thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng như thế thì ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, đời sống với nhiều thay đổi về đi lại, giao lưu, cấm nhiều chuyến bay, vận chuyển hàng hóa tắc nghẽn… Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu kép thì không phát triển được kinh tế.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (bên phải).
Chưa bao giờ ngành y tế huy động một lực lượng lớn như vậy. Cả công và tư đều vào cuộc, nhiều tỉnh thành cử cán bộ y tế y tế “chia lửa” với TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Các bệnh viện lớn cũng đều dồn quân cho trận chiến tại TP.HCM. Và không chỉ có ngành y mà cả hệ thống chính trị đang dồn sức để khống chế dịch.
Việc khống chế dịch cần có thời gian, không thể ngày một ngày hai
Dịch đang diễn biến rất phức tạp, khó lường. Nếu chúng ta làm không tốt, không triệt để việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dịch tiếp tục bùng lên thì cuộc chiến sẽ còn kéo dài và gian nan hơn rất nhiều.
Một điều chúng ta đều phải đồng lòng với nhau là việc khống chế dịch tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đòi hỏi phải có thời gian, không thể ngày một ngày hai vì dịch lan ra quá rộng. Đặc biệt, Bình Dương đang ở mức báo động, nếu không thực hiện nghiêm việc phong tỏa sẽ rất dễ rơi vào “vết xe” của TP.HCM.
Trong khi đó, TP.HCM cần phân tích các ca được xác định dương tính là đang ở trong khu cách ly hay trong khu phong tỏa để đánh giá hiệu quả của việc giãn cách, phong tỏa. Để đánh giá số ca dương tính trên thực tế tại cộng đồng có giảm đi một cách thực sự hay không, cũng nhận định chính xác việc triển khai các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả hay không, cần có phân tích dịch tễ thật kỹ càng. Trên cơ sở đó, TP quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Việc xét nghiệm với số lượng lớn là cần thiết không chỉ nhằm phát hiện các trường hợp F0, từ đó khoanh vùng dập dịch, mà còn cung cấp các dữ liệu về nguy cơ. Nhưng cần có kế hoạch xét nghiệm cụ thể. Địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho điều trị, địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho xác định F0 truy vết bóc tách F0, địa bàn nào xét nghiệm phục vụ cho đánh giá nguy cơ, đánh giá hiệu quả giãn cách. Địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng test kháng nguyên nhanh, địa bàn nào, đối tượng nào sử dụng PCR…; không xét nghiệm tràn lan vừa mất sức, không mang lại hiệu quả. Từ đó, chúng ta có thể lên được bản đồ nguy cơ đến từng địa bàn khu phố, thôn, phường, xã, quận huyện để áp dụng các biện pháp phù hợp.
Hy vọng rằng thành phố sớm được nới lỏng giãn cách để phát triển kinh tế.
Học cách chung sống bình thường với đại dịch
Trong lúc đất nước đang khó khăn như thế này thì cần ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Và cần lưu ý làm gì để đối phó với dịch cần căn cứ trên vấn đề về dịch tễ, về chuyên môn, đánh giá tình hình dịch từ đó có chiến lược phù hợp.
Hiện nay, vùng xanh là vùng an toàn, phải bảo vệ thật tốt, không để dịch lây vào trong. Với vùng đỏ phải thực hiện phong tỏa thật chặt, không để lây ra bên ngoài. Bảo vệ ở đây không phải bằng cấm đoán mà bằng sự kiểm soát chặt, thực hiện hành vi lối sống an toàn, thực hiện 5K… Cố gắng bảo vệ vùng xanh, ngày càng nhân rộng ra càng tốt.
Vì dịch vẫn còn trên thế giới, trong nước vẫn phức tạp, kéo dài. Vì thế, chúng ta vừa làm kinh tế vừa phải chống dịch. Nơi nào dịch đang diễn biến phức tạp thì phải đặt mục tiêu chống dịch lên hàng đầu. Nơi nào đỡ phức tạp thì ưu tiên làm kinh tế. Không vì khống chế dịch mà gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến kinh tế.
Về vấn đề tiêm vắc-xin phải đẩy nhanh tiến độ nhưng lưu ý làm sao đảm bảo tiêm an toàn, an toàn về chống dịch, tránh tình trạng tập trung đông khi xét nghiệm, khi tiêm dễ lây nhiễm bệnh.
Tiêm vắc-xin vừa là quyền lợi được tiêm những cũng là trách nhiệm để đạt miễn dịch cộng đồng. Khi đó, chúng ta mới khống chế được dịch, không để dịch bùng phát lớn.
Vắc-xin phòng COVID-19 là loại vắc-xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên chúng ta chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc-xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong.
Và dù địa bàn nào, địa phương nào đã hết dịch, đã sống chung bình thường với dịch thì vẫn lưu ý rằng bình thường song luôn ở mức nguy cơ cao, không được chủ quan. Các biện pháp phòng chống dịch vẫn cần được tuân thủ.
PGS.TS Trần Đắc Phu
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam
Tổng số bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Dã chiến số 6 TP.HCM trên 8.200 trường hợp, trong đó khoảng 6.000 người được...
Nguồn: [Link nguồn]