Nuôi con mãi không lớn, chiều cao không tăng, cha mẹ cần biết lý do này
Bé gái 9 tuổi nặng 9 kg, đi khám bác sĩ kết luận suy dinh dưỡng, nhưng thực tế không phải như vậy.
TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa-Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) vừa chia sẻ về trường hợp cô bé Q.H.V (Thái Bình) chỉ dài 79cm, nặng 9kg, có lẽ không ai nghĩ rằng bé đã 9 tuổi 5 tháng.
Bé mắc hội chứng suy tuyến yên, cô bé mãi không thể lớn được.
Sau 2 năm điều trị, bé V đã “lớn nhanh như thổi”, hiện cao 108cm, tăng 26cm và nặng 19kg.
Bé tí hon, 9 tuổi nặng 9 kg.
Chị Q.T.T, mẹ bé cho biết, cô bé sinh ra được 2,8kg, được 5 tháng tuổi thì lên được 5kg. Tuy nhiên từ đó đến khi được 9 tháng tuổi, bé không lên được lạng nào. Chị đưa con đi khám thì bác sĩ chỉ bảo con bị suy dinh dưỡng, 6 tháng sau nếu vẫn không lên lạng nào thì đi khám lại.
Đi khám lại, kiểm tra tim, gan không có vấn đề gì và được bác sĩ gọi là “người chim”. Sau đó chị T. cho con uống thuốc, sữa theo đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng thì bé lên được đúng 2 lạng.
Bao nhiêu năm đi khám mà không tìm ra bệnh, chị cũng nản nên không cho con đi khám lại nữa. Đầu năm 2019, nghĩ thấy thương con, mãi cứ bé xíu, chị lại đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) khám. Lần này con được chuyển lên khám nội tiết.
TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa-Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, thời điểm đến khám trẻ được 9 tuổi 5 tháng nhưng chỉ dài 79cm, nằm gọn kích thước đo chiều cao của trẻ 2 tuổi, chỉ nặng 9kg. Kết quả chụp cắt lớp MRI cho thấy tuyến yên nhỏ, tuổi xương chỉ tương đương trẻ 20 tháng.
Bé gái được chẩn đoán bị suy tuyến yên, được chỉ định bằng thuốc hormone tăng trưởng. Sau 12 tháng trẻ tăng được 18cm, sau 19 tháng tăng 26cm. Hiện trẻ cao 108cm, nặng 19kg, sự khác biệt rất lớn sau 2 năm.
Bệnh của trẻ cần điều trị bằng thuốc kiên trì, tối nào cũng phải tiêm thuốc. Các y bác sĩ đã hướng dẫn chị cách tự tiêm cho con.
Theo TS Dũng khoảng 10% những trường hợp có chiều cao thấp là do bệnh lý, cần phát hiện sớm điều trị kịp thời để trẻ có thể đạt chiều cao gần như trẻ bình thường.
Có rất nhiều bệnh lý có thể khiến trẻ không phát triển được: Dưỡng, nội tiết (như thiếu hụt GH -hormone tăng trưởng đơn thuần hoặc kết hợp thiếu nhiều hormone tuyến yên, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Cushing, dậy thì sớm, suy cận giáp), các hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, các bệnh về xương, các bệnh mạn tính/các bệnh chuyển hóa, các khối u và hậu quả muộn của điều trị ung thư, do thuốc…
Các hội chứng bẩm sinh có thể kể đến là bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, Down), các hội chứng khác (Noonan, Russell-Silver), các khuyết tật bẩm sinh khác/chậm phát triển tinh thần.
Điều quan trọng là phát hiện sớm, càng sớm càng lý tưởng tuy nhiên có một thực tế là việc phát hiện không hề dễ. Mới đầu trẻ chưa bộc lộ rõ, nhiều gia đình đưa con đi khám nhiều nơi mà không ra bệnh.
Có những trẻ 15 tuổi, tuổi xương chỉ bằng trẻ 2-3 tuổi, điều trị vẫn hiệu quả. Nguyên tắc điều trị là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, không điều trị thuốc để tăng chiều cao.
“Muốn phát hiện sớm tình trạng bệnh lý, cha mẹ cần chú ý việc theo dõi chiều cao của con. Nếu trong 1 năm trẻ không lớn thêm được 4cm là không bình thường”, BS Dũng cảnh báo.
Nguồn: [Link nguồn]
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – addmin nhóm Bác sĩ Yêu con nít tại TP.HCM cho biết cách đây 1 tháng, anh đã tiếp nhận một bé viêm...