Nước chanh sẽ độc hại nếu bạn cứ uống bừa để giải khát
Trời nóng mọi người thường thích uống nước chanh để giải khát mà không biết việc lạm dụng loại nước này có tác hại đến sức khỏe thế nào.
Ở mức độ vừa phải, nước chanh giúp cải thiện chất lượng làn da, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nước chanh lại gây ra nhiều tác hại không mong muốn.
Gây mất nước
Mặc dù loại quả này chứa nhiều vitamin C, chanh có xu hướng gây tiểu tiện thường xuyên nếu dùng nhiều. Từ đó có thể gây ra tình trạng mất nước, rất nguy hiểm khi trời nắng nóng.
Hại dạ dày
Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn nhạy cảm.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Buồn nôn, nôn, đau ngực và loét họng là một số triệu chứng phổ biến của bệnh này. Axit chứa trong nước chanh có thể làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày và thực quản. Điều này có thể tăng cường sản sinh axit trong dạ dày dẫn tới chúng dễ dàng di chuyển lên họng gây nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng GERD.
Gây sốc cơ thể
Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.
Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.
Đau nửa đầu
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng một lượng chanh đáng kể có thể dẫn tới những cơn đau nửa đầu. Thủ phạm là axit amin tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Dư thừa loại axit amin này khiến máu đột ngột dồn lên não gây ra những cơn đau nửa đầu.
Sỏi thận
Vỏ chanh cũng được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn và vô tình nó có thể dẫn tới sỏi thận. Đó là do hàm lượng oxalat trong vỏ chanh. Khi vào cơ thể oxalatbiến thành tinh thể, ngăn ngừa sự hấp thu canxi, do đó dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Các vấn đề sức khỏe răng miệng
Chanh có thể gây mòn răng do axit citric và axit ascorbic có trong loại quả này. Những axit này cùng với hàm lượng đường tự nhiên có trong chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng như sâu răng.
Mỗi người chỉ nên uống nước chanh khi có ống hút để tránh làm hỏng men răng. Mỗi ngày bạn chỉ nên uống -2 cốc nước chanh.
Một số sai lầm khi sử dụng chanh
- Uống nước chanh giải rượu: Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.
Thêm nữa, các “ma men” thường rất dễ ngủ trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa...
- Uống nước cốt chanh đậm đặc: Nhiều người có thói quen uống nước cốt chanh đậm hơn là pha loãng cùng với nước vì nghĩ rằng sẽ làm mất đi các chất vitamin có trong nước chanh. Tuy nhiên, đây là việc làm hết sức nguy hiểm cho sức khỏe, lợi đâu chưa thấy mà thấy thủng bao tử, rối loạn đường tiêu hóa rồi.
Một số chất trong nước chanh có thể dễ dàng dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng và ăn mòn. Để giảm thiểu nguy cơ về răng lợi cũng như vấn đề đường ruột, chúng ta chỉ nên uống nước cốt chanh khi pha loãng với các loại dung dịch khác hoặc với nước lọc.
- Dùng nước chanh nguyên chất trị mụn: Nhiều người có thói quen lấy nước chanh nguyên chất chấm lên da để trị mụn, làm trắng da nhanh chóng... Tuy nhiên, lượng axit đậm đặc trong nước cốt chanh sẽ làm da bỏng rát, nốt mụn sưng tấy thêm. Việc đó, lâu dần sẽ dẫn bạn đến bác sĩ da liễu ngay lập tức chỉ để trị các dị ứng mà nước chanh gây ra trên khuôn mặt bạn.
Sử dụng nước chanh không đúng cách, không đúng đúng liều lượng sẽ vô cùng hại cho sức khỏe.
Nguồn: [Link nguồn]