Nước cam độc vô cùng nếu uống vào những thời điểm này

Muốn nước cam có thể phát huy hết những dưỡng chất của nó và không sinh độc, lương y Bùi Đắc Sáng khuyên mọi người cần tránh một số việc dưới đây:

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Theo Y học hiện đại, trong nước cam có nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C , vitamin B9 (acid folic) rất có lợi trong việc phục hồi sức khỏe cho người bị bệnh. Ngoài ra, cam còn có lợi trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Trong Đông y, quả cam có vị ngọt, chua, tính mát. Có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu. 

Tuy nhiên theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), dù nước cam ngon và tốt như thế nhưng chẳng phải ai cũng biết cách uống sao cho đúng để tận dụng trọn vẹn tất cả dinh dưỡng của nó. 

Đặc biệt, nhiều người quá lạm dụng nước cam khiến cho việc uống nước ép loại quả này hại nhiều hơn lợi, chưa thấy bổ dưỡng đâu đã thấy mang bệnh thêm vào người.

Không uống nước cam khi đang đói vì nước cam nhiều axit sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Không nên uống nước cam trước khi đánh răng vì axit trong nước cam sẽ bám lên bề mặt của men răng, dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương. Nếu lỡ uống nước cam trước khi đánh răng, bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của axit trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của axit với men răng.

Không nên uống nước cam khi vừa uống sữa xong vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Không uống nước cam vào buổi tối vì loại nước này có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm và làm mất ngủ. Ngoài ra, buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi và không tốn năng lượng, nếu uống nước cam vào buổi tối sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ nước, chất béo ở bụng.

Uống nước cam không đúng thời điểm sinh ra bệnh gì?

Tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp

Do tính axit đặc thù có trong nước cam, nên khi nạp quá nhiều nước cam sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây ê buốt về lâu dài. Lượng đường có trong nước cam cũng có thể gây ra đái tháo đường, dù hàm lượng đường trong cam khá thấp. Đặc biệt khi cam chua và nhiều người kết hợp thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp.

Giảm tác dụng của thuốc

Khi uống nước cam cùng thuốc sẽ làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm. Khi dùng thuốc và uống nước cam sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Bởi nước cam có thể ảnh hưởng tới việc hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Nước cam độc vô cùng nếu uống vào những thời điểm này - 2

Dẫn đến loét dạ dày

Cứ nghĩ nước cam là tốt, nhiều người vẫn uống vô tọi dạ, bất chấp thời gian. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày. Nhất là khi bụng đói, thời gian này bạn uống nước cam sẽ dễ làm cho dạ dày bị tổn thương. Chất axit có trong nước cam làm bào mòn dạ dày, tạo nên vết loét.

Gây sỏi thận

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong cam có hàm lượng vitamin C cao. Khi ta đưa một lượng lớn Vitamin C vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành dạng Oxalat, mà oxalat chính là nguyên nhân gây ra sỏi.

Uống nước cam vào thời điểm nào là tốt nhất?

Tuy nước cam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, song không phải bất cứ lúc nào uống nước cam cũng đều tốt.

Uống nước cam vào buổi sáng: Vì hàm lượng đường trong nước cam khá cao, nên sau khi ăn sáng xong bạn uống nước cam ngay sẽ khiến cho đường bị lên men, gây sình hơi và tức bụng. Điều này không dễ chịu chút nào.

Uống nước cam vào buổi tối: Vào buổi tối, thời điểm này cũng không thích hợp cho việc uống nước cam bởi chúng có tác dụng lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm bạn trằn trọc, mất ngủ.

Tốt nhất, chúng ta nên uống nước cam từ 1 – 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn khi cơ thể không quá đói cũng không quá no.

Sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi cho trẻ nhỏ uống nước cam để ”giải ốm”

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Khoa Nhi BV Bạch Mai, cha mẹ luôn lo lắng, tìm mọi cách để cho con nhanh khỏe. Nhiều cha mẹ thường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quảng An ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN