Nữ sinh 21 tuổi mắc bệnh ung thư hạch nguy hiểm, thức khuya lâu ngày là nguyên nhân kích hoạt bệnh

Dữ liệu cho thấy, cứ 9 phút lại có thêm một bệnh nhân ung thư hạch trên toàn thế giới.

Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao bằng ung thư phổi, ung thư gan nhưng điểm đáng sợ là ung thư hạch lại “ngụy trang” rất giỏi. Các triệu chứng của ung thư hạch bạch huyết có thể lan rộng khắp cơ thể, rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm.

Cô gái 21 tuổi không may bị chẩn đoán ung thư hạch

Xiaoye (21 tuổi, Trung Quốc) thường thức khuya cho đến rạng sáng, chưa bao giờ đi ngủ trước 12 giờ.

Nửa năm trở lại đây, sức khỏe của Xiaoye bắt đầu sụt giảm dần, cô đã mua thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nhưng không thể lấy lại được cân nặng. Đột nhiên một ngày, Xiaoye bị đau bụng dữ dội và được bạn cùng phòng đưa đến bệnh viện.

Kết quả xét nghiệm cho thấy, Xiaoye đã mắc bệnh ung thư hạch.

Nữ sinh 21 tuổi mắc bệnh ung thư hạch nguy hiểm, thức khuya lâu ngày là nguyên nhân kích hoạt bệnh - 1

Sau khi biết được những thói quen hằng ngày của Xiaoye, bác sĩ cho rằng thức khuya là một điểm kích hoạt bệnh ung thư hạch của Xiaoye.

Bác sĩ giải thích rằng, chức năng miễn dịch của con người sẽ được “sửa chữa” trong khi ngủ. Ngủ giấc ngắn sẽ ngăn hệ thống miễn dịch hồi phục, điều này sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng trong một thời gian dài, lâu ngày sẽ gây tổn thương chức năng các cơ quan hoặc gây ra bệnh tật, đặc biệt là ung thư.

Điều gì gây ra ung thư hạch?

Nguyên nhân của ung thư hạch và cơ chế bệnh sinh cũng không rõ ràng. Đánh giá từ tình hình hiện tại, suy giảm chức năng miễn dịch là nguyên nhân chính gây ra ung thư hạch.

Có nhiều yếu tố gây suy giảm miễn dịch. Những thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya kéo dài, hút thuốc, nghiện rượu, áp lực công việc cao đều có thể dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch của con người.

Bên cạnh đó, một số yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc lâu dài với bức xạ cao và môi trường ô nhiễm cao, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch. Đã có báo cáo ở Mỹ có thấy, nông dân ở Trung Tây sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, và tỷ lệ mắc ung thư hạch ở địa phương này cao hơn nhiều so với những nơi khác.

Ngoài ra, nhiễm virus cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư hạch.

Nữ sinh 21 tuổi mắc bệnh ung thư hạch nguy hiểm, thức khuya lâu ngày là nguyên nhân kích hoạt bệnh - 2

Ung thư hạch “ngụy trang” rất giỏi

Khả năng “ngụy trang” của ung thư hạch rất tốt. Ung thư hạch giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ có một số dấu hiệu không đặc biệt nên thường bị mọi người bỏ qua.

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư hạch bạch huyết đôi khi giống như cảm lạnh, chỉ là một số triệu chứng sốt, đổ mồ hôi và ho. Sự khác biệt duy nhất là ung thư hạch bạch huyết sẽ hình thành các cục u không đau ở cổ, nách và bẹn, và các cục u này có thể cải thiện hoặc giảm dần sau khi điều trị.

Làm thế nào để bảo vệ hệ bạch huyết?

Hệ bạch huyết là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người. Dịch bạch huyết không màu và trong suốt chảy khắp cơ thể, có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh truyền nhiễm, duy trì sự cân bằng giữa máu và dịch mô, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoàn thành quá trình hấp thụ chất béo hòa tan.

Hệ bạch huyết không tốt có thể gây ra các vấn đề như mệt mỏi, nhiễm trùng, đau cơ hoặc khớp và sưng hạch bạch huyết. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra nhiều khác, bao gồm ung thư và các bệnh miễn dịch.

Để bảo vệ hệ bạch huyết, bạn có thể thực hiện 5 hoạt động:

- Tránh nhiễm trùng mãn tính lâu dài, nếu không nó sẽ can thiệp nghiêm trọng vào công việc của hệ bạch huyết và làm suy yếu chức năng của hệ bạch huyết.

- Học cách giải tỏa căng thẳng tinh thần. Ở môi trường căng thẳng thời gian dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, đồng thời cản trở hoạt động của hệ bạch huyết.

- Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, đặc biệt là giảm lượng chất béo, bởi việc hấp thụ quá nhiều chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ bạch huyết.

- Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc, không uống rượu, duy trì giấc ngủ đầy đủ, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

- Tập thể dục. Duy trì vận động vừa phải sẽ giúp hệ bạch huyết lưu thông thuận lợi hơn, đồng thời giúp tế bào bạch huyết tái tạo.

Trên thực tế, sự suy giảm hệ thống miễn dịch là cơ sở của hầu hết các bệnh ung thư, vì vậy, bảo vệ hệ bạch huyết của chúng ta không chỉ để ngăn ngừa ung thư hạch mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác.

Cựu cầu thủ Anh vô địch World Cup 1966 mắc ung thư hạch, dấu hiệu nào cần lưu ý?

Jack Charlton là 1 cựu cầu thủ bóng đá người Anh chơi ở vị trí hậu vệ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HẢI ANH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN