Nữ sinh 19 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận có thói quen nhiều người Việt mắc phải
Phát hiện ung thư tuyến giáp ở tuổi 19, cô gái thừa nhận mình có thói quen xấu là thức khuya trong một thời gian dài.
Mặc dù trong suốt 2 tháng, Tiểu Linh 19 tuổi (Chiết Giang, Trung Quốc) liên tục cảm thấy trong người mệt mỏi, khàn tiếng, sụt cân nhẹ, nhưng vì cậy tuổi trẻ, cô gái chủ quan không chịu đi thăm khám.
Đến khi mệt mỏi kéo dài, không kiểm soát được công việc nên cô đã đến viện Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang (Chiết Giang, Trung Quốc) khám. Sau khám, siêu âm và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cô gái bị ung thư tuyến giáp.
Ảnh minh họa
Trong lúc khám cho bệnh nhận, bác sĩ cho biết, do bệnh nhân còn rất trẻ, kích thước vùng cổ to lên đáng kể nhưng có lẽ do thân hình vốn mũm mĩm nên không nhận ra. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ đã phát hiện khối u tuyến giáp 1,9cm. May mắn là phát hiện sớm và bệnh nhân tuổi còn trẻ nên phẫu thuật cắt bỏ u tuyến giáp diễn ra rất thuận lợi.
Trao đổi với bác sĩ, cô gái thừa nhận mình thường xuyên thức khuya trong thời gian dài. Mặc dù biết thức khuya không tốt, nhưng thức nhiều thành thói quen khó bỏ.
Giải thích về điều này, bác sĩ cho biết các bệnh về tuyến giáp có liên quan mật thiết đến sức đề kháng và cân bằng nội tiết của cơ thể. Trong khi đó, thức khuya gây rối loạn đồng hồ sinh học, rối loạn nội tiết và từ đó kích thích tuyến giáp dẫn đến hàng loạt bệnh lý về tuyến giáp.
Ban đêm cũng là thời gian các cơ quan trong cơ thể cần được nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu thức khuya lâu ngày, chúng sẽ suy giảm hoạt động, đồng thời hệ miễn dịch cũng suy yếu và tăng nguy cơ viêm nhiễm - yếu tố hàng đầu gây bệnh tật, ung thư.
Thức khuya tàn phá cơ thể thế nào?
Thức khuya ảnh hưởng hệ miễn dịch
Trong lúc ngủ, đặc biệt là khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể.
Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho những hóc-môn trên bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn nếu như bạn thức đến tận sáng. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ.
Ảnh minh họa
Thức khuya gây suy giảm trí nhớ
Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.
Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Thức khuya gây hại hệ tiêu hóa
Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu.
Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.
Thức khuya khiến da bị lão hóa nhanh hơn
Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn so với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì. Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v....
Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.
Thức khuya dễ làm giảm thị lực
Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những cắt đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.
Việc thức khuya thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm thị lực, dễ mắc các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị, v.v...
Ngay sau khi biết mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.
Nguồn: [Link nguồn]