Nữ diễn viên “Thần điêu đại hiệp” chống chọi cuối đời với 2 căn bệnh ung thư
Diễn viên gạo cội Liêu Lệ Lệ qua đời ở tuổi 70 vì 2 căn bệnh ung thư: Ung thư vú và ung thư lưỡi.
Liêu Lệ Lệ là nghệ sĩ trực thuộc TVB từ năm 1987 và đã tham gia hơn 100 bộ phim truyền hình, trong đó nổi tiếng nhất là bộ phim Thần điêu đại hiệp. Bà đóng vai đạo trưởng Toàn Chân giáo trong phim Thần điêu đại hiệp.
Liêu Lệ Lệ trải qua 2 cuộc hôn nhân. Bà yêu thích diễn xuất và cũng tập trung vào gia đình. Vì việc học của con gái, bà đã chọn chuyển đến Hồng Kông cùng gia đình và hoạt động nghệ thuật ở đó. Dù đã có tiếng tăm nhất định ở Singapore nhưng ở Hồng Kông, bà quay về là một diễn viên mới nổi với mức lương thấp, để tăng thêm nguồn thu nhập, bà vừa hoạt động nghệ thuật vừa dạy nhảy Latin.
Năm 2011, Liêu Lệ Lệ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Sau khi điều trị, bà đã qua khỏi và bình phục. Để hỗ trợ gia đình, bà đã dịch các đoạn hội thoại tiếng Quảng Đông cho các băng video Đài Loan và giúp bạn bè mang quần áo may sẵn từ các nhà máy ở Hồng Kông đến các cửa hàng ở Thâm Quyến để bán nhằm kiếm thêm tiền.
Trớ trêu thay, sau khi khỏi bệnh ung thư vú, Liêu Lệ Lệ bị chẩn đoán mắc ung thư lưỡi vào năm 2017. Bà cho biết, ban đầu chỉ nghĩ đó là một vết phát ban. Sau khi chẩn đoán, bà cần phải cắt bỏ một nửa lưỡi, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nói và ăn uống của nữ diễn viên. Cuối năm 2017, Liêu Lệ Lệ qua đời do tế bào ung thư di căn đến bạch huyết và phổi ở tuổi 70.
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư miệng. Giống như các bệnh ung thư khác, nó xảy ra khi các tế bào phân chia ngoài tầm kiểm soát và hình thành khối u.
Có 2 loại ung thư miệng. Một loại là ung thư lưỡi, nó ảnh hưởng trực tiếp đến phần lưỡi bên ngoài. Loại còn lại xảy ra ở đáy lưỡi, nơi kết nối với cổ họng. Loại này được gọi là ung thư hầu họng, thường được chẩn đoán sau khi nó đã di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ của bạn.
Ung thư lưỡi ít phổ biến hơn so với nhiều loại khác. Hầu hết những người mắc phải nó là người lớn tuổi, hiếm gặp ở trẻ em.
Các triệu chứng của ung thư lưỡi
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư lưỡi là xuất hiện khối u hoặc vết loét ở một bên lưỡi không biến mất. Nó có thể có màu đỏ hồng. Đôi khi vết loét sẽ chảy máu nếu bạn chạm hoặc cắn phải nó.
Bạn cũng có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Đau trong hoặc gần lưỡi của bạn
- Những thay đổi trong giọng nói của bạn, chẳng hạn như nghe khàn
- Khó nuốt
Nếu bạn bị đau lưỡi hoặc trong miệng không thuyên giảm trong vài tuần, hãy đến gặp bác sĩ.
Nếu vấn đề nằm ở đáy lưỡi, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Nha sĩ của bạn có thể tìm thấy các dấu hiệu của ung thư lưỡi khi kiểm tra sức khỏe hoặc bác sĩ của bạn có thể nhận thấy điều gì đó khi khám định kỳ.
Nguyên nhân
Vi rút u nhú ở người (HPV) có thể gây ung thư ở đáy lưỡi. HPV là loại vi rút có thể lây nhiễm vào vùng sinh dục của bạn và gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật và ung thư hậu môn. Đây là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất. Có nhiều loại HPV. Những loại làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư của bạn được gọi là HPV nguy cơ cao.
Những điều khác có thể làm tăng khả năng bị ung thư lưỡi của bạn, bao gồm:
- Sử dụng thuốc lá
- Sử dụng rượu
- Răng không đều
- Không chăm sóc răng và nướu cẩn thận
Gen cũng có thể đóng một vai trò trong việc bạn có khả năng bị ung thư lưỡi hay không.
Phòng ngừa ung thư lưỡi
Một số điều có thể khiến bạn giảm nguy cơ mắc loại ung thư này là:
- Tiêm phòng HPV, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn
- Nếu bạn quan hệ tình dục, hãy chú ý sử dụng bao cao su
- Không sử dụng thuốc lá dưới mọi hình thức
- Tránh sử dụng rượu nặng hoặc thường xuyên
- Chăm sóc tốt cho răng và nướu của bạn
Nguồn: [Link nguồn]
Từ một vết tưởng như bị loét miệng thông thường, thanh niên 19 tuổi không ngờ mình mắc ung thư lưỡi giai đoạn 3.