Nội tạng nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn mấy lần/tuần là đủ?

Các khuyến cáo, người lớn chỉ nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50-70 g mỗi lần.

Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, xét về mặt dinh dưỡng, nội tạng động vật có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 gram), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Một số bộ phận tiêu biểu như gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương. Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt. Óc giàu niacin, phosphorus, B12 và vitamin C. Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, sắt và các loại vitamin...

Phần lớn các loại phủ tạng đều chứa nhiều chất đạm, chất béo. Khi ăn tim, gan, thận có tác dụng cung cấp sắt để chống thiếu máu thiếu sắt rất tốt cho trẻ em và phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ. Các loại phủ tạng này cung cấp nhiều vitamin A có tác dụng bổ mắt, tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng ở trẻ em.

Theo bác sĩ Trần Đức Cảnh - Khoa Nội soi và thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), nội tạng bao gồm các cơ quan của động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm chế biến, tiêu thụ, phổ biến là nội tạng bò, lợn, cừu, dê, gà, vịt. Nội tạng trong chế độ ăn cung cấp nhiều lợi ích, bao gồm bổ sung sắt, mang lại cảm giác no lâu hơn, duy trì khối lượng cơ bắp của cơ thể.

Tuy nhiên, trong nội tạng động vật có chứa nhiều đạm, axit bão hòa, cholesterol. Khi cơ thể hấp thụ nhiều các chất này gây bệnh lý về thành mạch - xơ cứng thành mạch (đặc biệt mạch vành), cao huyết áp.

Do đó, các khuyến cáo cho thấy người lớn chỉ nên ăn nội tạng động vật 2-3 bữa/tuần, tương đương 50-70 g mỗi lần.

Trẻ em ăn 1-2 bữa/tuần, tương đương 30-50 g.

Ngoài ra, nếu bạn bị gout thì nên tiết chế bởi các loại thịt nội tạng đặc biệt chứa nhiều purin, ăn nhiều nguy cơ tăng axit uric, khiến bệnh nặng.

Khi ăn, nên lựa chọn các nội tạng còn tươi từ động vật không bị bệnh, sơ chế cẩn thận, rửa sạch bằng muối, trần nước sôi trước khi nấu. Nấu chín kỹ, không nên ăn tái. Người cao tuổi, béo phì, bệnh tim mạch không nên ăn.

Để chế biến nội tạng thành món ăn ngon bạn nên chế biến kết hợp với các thực phẩm khác. Việc sử dụng các thành phần khác khi ăn nội tạng động vật để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cân bằng hơn sau khi ăn. Ví dụ như bạn có thể chế biến nội tạng với tỏi tây, bắp cải hoặc cần tây, có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể, đồng thời có thể khiến các thực phẩm tiếp tục bổ sung cho nhau về dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Những dấu hiệu nội tạng đang chứa lượng ‘rác’ quá lớn, cần thanh lọc độc tố ngay

Độc tố có trong thức ăn hoặc sinh ra từ những phản ứng sinh hóa trong cơ thể, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây nguy hiểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÀ ANH ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN