Nọc độc rắn giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ

Từ lâu các nhà khoa học đã tìm kiếm chìa khóa để loại bỏ các “mảng bám” gây ra bệnh Alzheimer. Và bây giờ, một nghiên cứu mới tiết lộ rằng những gì họ đang tìm kiếm nằm ngay ở loài động vật trườn dưới chân họ.

Nọc độc rắn giúp phá vỡ các mảng amyloid trong não hay là các mảng bám gây nên bệnh Alzheimer, theo các nhà khoa học đến từ đại học Monash ở Melbourne, Úc.

Các chyên gia cho biết, phân tử trong nọc rắn làm kích hoạt các enzym trong não giúp loại bỏ các protein độc hại. Phát hiện này có thể tạo ra liệu pháp mới giúp ngăn chặn bệnh Alzheimer phát triển từ khi tái phát. 

Nọc độc rắn giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ - 1

Nọc độc của loài rắn pit-viper có có chứa phân tử giúp phá vỡ mảng amyloid trong não gây ra chứng mất trí nhớ.

Mọi người cho rằng một protein gây độc được gọi là amyloid beta là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Ở những người khỏe mạnh, amyloid beta hình thành bị các enzym phân hủy. Nhưng ở bệnh nhân Alzheimer, các enzym không thể thực hiện đầy đủ chức năng. Sự bất lực của chúng khiến các protein độc này hình thành nên các mảng bám kết tủa lại.

Các nhà khoa học cho rằng mảng bám này là nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ. Chúng bắt đầu tích tụ trong giai đoạn đầu của những bệnh nhân mất trí nhớ.

Dựa vào những hệ quả đó, ngành công nghiệp dược phẩm đã tìm kiếm được một loại thuốc có thể kích thích những enzym trong cơ thể người. Nhóm nghiên cứu khoa học đến từ đại học Monassh phát hiện ra rằng nọc rắn có thể là "ứng cử viên" sáng giá cho thành phần của thuốc.

Họ kiểm tra nhiều nọc đọc rắn và tìm thấy một phân tử có khả năng tăng cường hoạt động của  hai enzyme đang phân hủy. Các phân tử này có trong nọc độc của loài rắn pit viper sống tại Nam và Trung Mỹ.

Đồng tác giả Tiến sĩ Sanjaya Kuruppu đã dành phần lớn sự nghiệp của mình nghiên cứu nọc rắn cho lợi ích y tế. Vì vậy, khi nghiên cứu bệnh Alzheimer, tiến sĩ Kuruppu nói rằng nọc độc rắn chính là cơ sở lý tưởng để bắt đầu.

Các chuyên gia bắt đầu phát triển phiên bản nhân tạo của các phân tử này. Ban đầu, họ tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm sử sụng tế bào của con người.

Cuộc thử nghiệm cho thấy các phân tử nhân tạo có tác dụng tương tự như các phiên bản tìm thấy trrong nọc độc rắn. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Phượng (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN