Nổ ngực vì đi máy bay sau khi bơm độn túi silicon: Chuyên gia nói gì?

Theo TS BS Nguyễn Huy Thọ - Nguyên chủ nhiệm Khoa phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, việc nâng ngực đi máy bay bị nổ không thể xảy ra.

Nổ ngực vì đi máy bay sau khi bơm độn túi silicon: Chuyên gia nói gì? - 1

Ảnh minh hoạ

TS Thọ cho biết từ trước tới nay ông gặp rất nhiều người hỏi về việc nâng ngực đi máy bay có nổ không? Và câu trả lời là không.

Bởi vì khi đi máy bay nhiều áp suất họ duy trì ổn định bình thường nên khi có đặt túi nâng ngực cũng không lo lắng.

“Nổ có thể xảy ra nếu bay lên vũ trụ, luyện tập có sự thay đổi áp suất nhưng khi bay lên vũ trụ đã có áo cân bằng áp suất nên ngực cũng không thể nổ nếu nâng ngực” – BS Thọ nói.

Để chứng minh túi ngực không thể nổ khi đi máy bay người ta đã đặt túi ở mặt đường và cho ô tô bốn bánh đè qua nhưng túi đó không sao cả. Cái vỏ của túi chứa lượng silicon lỏng lớn nhưng vỏ lại chịu được áp lực rất tốt.

Trên thế giới, 1 năm có 200.000 ca phẫu thuật nâng ngực. Riêng TP.HCM theo báo cáo có 6.500 người đã nâng ngực.

Theo TS Thọ hiện nay phẫu thuật nâng ngực có hai biến chứng thường gặp. Biến chứng sớm là biến chứng trong tháng đầu sau phẫu thuật, biến chứng muộn là biến chứng sau 6 tháng sau khi bơm ngực. Những biến chứng của ban đầu như tụ máu là trong khoang xuất hiện các mạch lúc đầu cầm máu sau nó chảy gây tụ máu. Đôi khi có thể gặp nhưng bác sĩ Thọ cho biết xử lý đơn. Bác sĩ mở ra kẹp lại biến chứng này không vấn đề gì. Biến chứng nhiễm trùng nếu ở bệnh viện tỷ lệ rất thấp không có gì đáng kể.

Biến chứng xa như sẹo vết mổ.Có nhiều người đặt vấn đề sẹo mổ có không nhưng bênh nhân phải xác định gương vỡ không lành, chỉ có điều sẹo đó là sẹo nhỏ hay to. Trong y học người ta gọi sẹo quá phát hay sẹo lồi, tuy nhiên bác sĩ Thọ cho rằng rất may ở ngực sẹo lồi rất ít có có sẹo quá phát. 

Biến chứng sợ nhất là biến chứng co bao bình thường là phản ứng của cơ thể với vật lạ, cơ thể sinh ra tổ chức bao bọc lấy nó. Túi silicon đưa vào cơ thể sẽ sinh ra bao mới bọc giữ túi bao đó, đa phần màng đó mỏng không vấn đề gì. Co bao như nào cũng tuỳ cơ thể đó là phản ứng của cơ thể với dị vật.

Một số màng dày lên co bép làm túi bao silicon nhỏ lại gây nếp gấp, đau cho bệnh nhân và cứng ngực.

Tỷ lệ bị biến chứng này trên thế giới các tác giải nghiên cứu khoảng từ 4 – 8 % nhưng cũng có tác giả nghiên cứu có khoảng 1 – 2%. Qua theo dõi của TS Thọ tỷ lệ co bao sau 5 năm theo dõi chỉ có khoảng 2,4 % có triệu chứng của co bao và co bao ở mức độ 1, 2 bệnh nhân chỉ cần luyện tập.

Để phòng biến chứng co bao cần luyện tập sau nâng ngực. Bác sĩ Thọ cho biết ở Thái Lan họ khuyến cao sau nâng ngực không nên mặc áo ngực trong 6 tháng. Đây là cách luyện tập ngực tốt. Luyện tập thức hai đó là massager sâu để túi vận động, bao do cơ thể xây dựng lên không co lại, dày lên qua luyện tập của mình.

“Nổ” ngực vì muỗi cắn

Một người phụ nữ Anh đã phải tiến hành phẫu thuật nâng ngực lần 2 sau khi bị một con muỗi cắn vào đôi ngực giả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Chi ([Tên nguồn])
Phẫu thuật thẩm mỹ: Con dao hai lưỡi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN